Bước chuyển mình đào tạo nhân lực vùng ĐBSCL

GD&TĐ - Hơn 15 năm trước, TP Cần Thơ chỉ có duy nhất Trường ĐH Cần Thơ thì đến nay thành phố đã có 5 trường ĐH. Trong 15 năm qua, các trường đã cung cấp hàng chục ngàn cán bộ, kỹ sư, bác sĩ… cho địa phương và vùng ĐBSCL.

SV Trường ĐH Nam Cần Thơ trong giờ học thực hành
SV Trường ĐH Nam Cần Thơ trong giờ học thực hành

15 năm “thay da đổi thịt”

Sau 15 năm Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, lĩnh vực GD-ĐT của thành phố nói chung, GD ĐH nói riêng, có sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Không chỉ tạo điều kiện để người dân đất Tây Đô được thụ hưởng nền GD ĐH tiên tiến, sự chuyển biến ấy còn khẳng định vị thế trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ĐBSCL.

Hơn 15 năm trước, TP Cần Thơ chỉ có duy nhất Trường ĐH Cần Thơ. Hiện nay, thành phố có đến 5 trường ĐH (Cần Thơ, Y Dược Cần Thơ, Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, Tây Đô và Nam Cần Thơ). 5 trường có hơn 3.890 cán bộ, viên chức, với quy mô đào tạo hơn 75.400 SV. Đó là chưa kể quy mô đào tạo của 2 cơ sở ĐH: Phân hiệu ĐH của Trường ĐH Kiến trúc TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH FPT thuộc Tập đoàn FPT; 7 trường CĐ, 1 phân hiệu của trường CĐ.

Tháng 8 vừa qua, sự kiện khánh thành giai đoạn 1 Khu Tổ hợp ĐH và Công viên Phần mềm FPT tại Cần Thơ làm nức lòng không chỉ người dân ở Cần Thơ mà cả ĐBSCL. Năm học này, HS, SV theo học tại FPT có cơ hội tiếp cận với môi trường GD-ĐT gắn với nghiên cứu, thực hành trong hoạt động của các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Sự kiện này một lần nữa cho thấy sự năng động và tiếp cận môi trường lao động của hoạt động GD ĐH trên địa bàn TP.

Theo lãnh đạo các trường ĐH, so với 15 năm trước, mạng lưới cơ sở GD ĐH phát triển khá mạnh. Đây là kết quả tất yếu của sự đầu tư từ Trung ương, địa phương, cũng như chính sách huy động các nguồn lực xã hội cho GD ĐH. Đơn cử, Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, trường ĐH đầu tiên trực thuộc UBND TP Cần Thơ thành lập năm 2013, được đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị thực hành, quy hoạch trên 17 ha đất ở phường Long Tuyền quận Bình Thủy để xây dựng cơ sở 2...

Hay Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ được nâng cấp từ trường trung học lên CĐ vào năm 2004 và đầu tư hàng chục tỉ đồng để mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở 1 (đường Cách mạng Tháng Tám), xây dựng khu thực nghiệm ở xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền.

Đầu tư nguồn lực, mở rộng quy mô

Kể từ khi TP Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội ngày càng tăng. Các cơ sở đào tạo ở TP Cần Thơ không ngừng đầu tư nguồn lực, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

Trong danh mục dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn TP Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020, có dự ánNâng cấp Trường ĐH Cần Thơ thành trường ĐH trọng điểm quốc gia theo hướng đa ngành. Trong 15 dự án do TP Cần Thơ quản lý, ưu tiên đầu tư giai đoạn sau năm 2020, có 3 trường được tập trung đầu tư là Trường CĐ Nghề Cần Thơ (cơ sở 2). Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ (cơ sở 2); Trường CĐ Văn hóa - Nghệ thuật Cần Thơ.

Theo lãnh đạo Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, bên cạnh sự đầu tư của thành phố, tập thể cán bộ giảng viên luôn nỗ lực cho sự phát triển của trường. Năm 2012, trường chỉ có 44,9% giảng viên có trình độ sau ĐH, thì đến nay, con số này tăng lên trên 92%. Trường sẽ chọn một số ngành đào tạo để kiểm định chất lượng GD theo chuẩn AUN trong 5 - 10 năm tới; định hướng phấn đấu đăng ký kiểm định chất lượng GD đối với ngành kỹ thuật theo chuẩn ABET (Hoa Kỳ); đến năm 2030 trở thành trường có uy tín cả nước và khu vực về khối ngành kỹ thuật - công nghệ.

Thành lập trên cơ sở Khoa Y - Nha - Dược Trường ĐH Cần Thơ, hơn 15 năm qua, đội ngũ cán bộ, viên chức của Trường ĐH Y Dược Cần Thơ đã tăng gần gấp 3 lần (từ 217 người lên 657 người). Số giảng viên có trình độ sau ĐH chiếm trên 68%. Cơ sở vật chất của trường tăng gấp 6 lần. Đó cũng là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ khám và điều trị cho bệnh nhân. Trường đang phấn đấu đến năm 2025, phát triển thành ĐH khoa học sức khỏe định hướng ứng dụng, là ĐH trọng điểm với các chương trình đào tạo tiên tiến - xuất sắc, hội nhập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.