Bùng nổ tỷ phú, dấu hiệu của hệ thống kinh tế thất bại

GD&TĐ - Bà Winnie Byanyima, Giám đốc điều hành của Oxfam cho rằng “Sự bùng nổ về số lượng tỷ phủ không phải là dấu hiệu của một nền kinh tế phát triển mà là một triệu chứng của một hệ thống kinh tế thất bại".

Bùng nổ tỷ phú, dấu hiệu của hệ thống kinh tế thất bại

Tổ chức Oxfam vừa công bố báo cáo toàn cầu về người lao động. Theo số liệu tổ chức này đưa ra, 1% dân số thế giới nắm giữ 82% tổng của cải được tạo ra trong năm vừa qua, trong khi 3.7 tỷ người (chiếm nửa dân số nghèo nhất thế giới) lại không được hưởng lợi.

Khoảng cách giàu nghèo ngày một lớn

Với chủ đề Đãi ngộ người lao động, không phải nhóm siêu giàu hé lộ một nền kinh tế toàn cầu đang thúc đẩy nhóm thượng lưu giàu có tích tụ khối lượng của cải khổng lồ ra sao, trong khi hàng triệu người dân đang vật lộn để tồn tại với mức thu nhập ở dưới ngưỡng nghèo.

Cụ thể, tài sản của các tỷ phú tăng trung bình 13% mỗi năm kể từ năm 2010 – nhanh hơn gấp 6 lần so với mức tăng lương của những người lao động bình thường (2 phần trăm mỗi năm). Nói cách khác, chỉ cần 4 ngày là một giám đốc điều hành của một trong năm thương hiệu thời trang quốc tế có thể kiếm được số tiền tương đương với tổng thu nhập cả đời của một nữ công nhân may mặc bình thường tại Bangladesh.

Còn ở Mỹ, chỉ với hơn một ngày lao động là một giám đốc điều hành có thể kiếm được số tiền tương đương với thu nhập cả năm của một người lao động bình thường

Nguyên nhân chính dẫn sự chênh lệch trên bao gồm sự suy thoái về quyền lao động, tầm ảnh hưởng quá lớn của các công ty lớn lên các chính sách của chính phủ, và nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp về việc giảm các chi phí để có thể tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông.

Bà Winnie Byanyima, Giám đốc điều hành của Oxfam cho rằng “Sự bùng nổ về số lượng tỷ phủ không phải là dấu hiệu của một nền kinh tế phát triển mà là một triệu chứng của một hệ thống kinh tế thất bại".Bên cạnh đó, trên khắp thế giới, phụ nữ luôn kiếm được số tiền ít hơn nam giới và chiếm phần lớn số lượng người có mức thu nhập thấp nhất, trong khi họ lại có những công việc ít được đảm bảo nhất.

Ở nước ta, phụ nữ thường phải làm việc xa nhà trong các nhà máy may mặc với mức lương bèo bọt, không đủ để họ thoát nghèo. Tại Mỹ, phụ nữ làm việc trong ngành chăn nuôi buộc phải mặc bỉm vì họ không được nghỉ đi vệ sinh…

Nền kinh tế vì mọi người chứ không phải một số người

Kết quả của cuộc khảo sát trên phạm vi toàn cầu do Oxfam thực hiện cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ với các hành động để chống lại bất bình đẳng. Có gần 2/3 trong số 70.000 người được khảo sát tại 10 quốc gia cho rằng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo cần được giải quyết một cách cấp bách. Những người được khảo sát cũng cho rằng nên giảm 40% lương của các giám đốc điều hành và tăng tương của lao động không có tay nghề lên 60%.

Theo bà Byanyima, công dân trên toàn thế giới đã sẵn sàng cho một sự thay đổi. Họ muốn nhìn thấy người lao động được trả mức lương đủ sống. Họ muốn những lao động nữ được hưởng quyền tương tự nam giới. Họ muốn giới hạn quyền lực và tài sản đang chỉ nằm trong tay một vài cá nhân…

Từ thực trạng trên, tổ chức Oxfam kêu gọi các chính phủ đảm bảo nền kinh tế mang lại lợi ích cho mọi người, chứ không chỉ vì vài người may mắn.

Giới hạn lợi nhuận trả cho cổ đông và các giám đốc điều hành, đảm bảo tất cả công nhân nhận được mức lương đủ sống tối thiểu. Tiếp đó cần xóa bỏ chênh lệch thu nhập giữa các giới và bảo vệ quyền của lao động nữ.

- Để mức tăng lượng đảm bảo đủ sống cho 2,5 triệu công nhân may mặc tại Việt Nam, sẽ cần 2,2 tỉ đô la mỗi năm. Con số này chỉ tương đương với 1/3 số tiền mà 5 công ty may mặc hàng đầu trả cho các cổ đông năm 2016.

-Với tốc độ thay đổi hiện tại, sẽ mất 217 năm để xóa bỏ chênh lệch thu nhập và cơ hội việc làm giữa phụ nữ và nam giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ