Bùng dịch COVID-19, khách sạn và resort lại "ngấm đòn"

Bùng dịch COVID-19, khách sạn và resort lại "ngấm đòn"

Theo báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam, thị trường BĐS nghỉ dưỡng 6 tháng đầu năm 2020 hoạt động kém nhất từ trước đến nay do chính sách phong tỏa. Công suất phòng giảm 36 điểm phần trăm theo năm xuống 32% trong khi giá phòng giảm 13% theo năm xuống 74USD/phòng/đêm.

Sau quý 1 đầy biến động, công suất quý 2 chỉ đạt 12%, giảm 36 điểm phần trăm theo quý. Áp lực từ công suất phòng thấp đã khiến giá phòng trung bình giảm 21% theo quý. Phân khúc 5 sao chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do phụ thuộc chủ yếu vào khách quốc tế. Theo Sở du lịch Tp.HCM, lượng khách quốc tế tại thành phố trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm 69% theo năm xuống 1,3 triệu lượt.

Nhờ vào sự gia tăng của lượt du khách nội địa, thị trường du lịch Việt Nam đang trên đà hồi phục kể từ sau khi bị sụt giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2020. Trong tháng Bảy, các địa điểm ven biển đã ghi nhận mức công suất khá cao vào các dịp cuối tuần, các khách sạn và resort thuộc phân khúc cao cấp và hạng sang cũng đã áp dụng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút nhóm du khách nội địa. Các khách sạn trong thành phố cũng bắt đầu nhận tổ chức các hội nghị, sự kiện.

Tuy nhiên, tin tức về các ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng sẽ có tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các khách sạn, resort, khu vui chơi giải trí trên cả nước với từng mức độ khác nhau.

 “Thị trường khách sạn và resort tại Đà Nẵng sẽ chịu tác động sớm nhất từ việc du khách hủy đặt phòng cho tháng Tám và tháng Chín. Một số khách sạn, resort cho phép khách hàng chuyển các đặt phòng đã thực hiện sang cuối năm với hy vọng duy trì nguồn khách” – Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Đồng thời, vị chuyên gia cũng dự báo, khách đặt phòng mới chỉ có thể được ghi nhận khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn. Vì vậy các khách sạn, resort có thể sẽ bỏ lỡ thời điểm du lịch hè vốn được ghi nhận là mùa du lịch nội địa cao điểm như những năm trước đây.

Theo TS Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trong 6 tháng cuối năm thị trường bất động sản sẽ đối diện với 3 kịch bản: Với kịch bản trung tính, đến cuối năm thị trường quốc tế, các đối tác quốc tế mới phục hồi và quay trở lại bình thường. Nền kinh tế suy giảm nhưng không lớn. Thị trường bất động sản trầm lắng nhưng không đổ vỡ.

Với kịch bản tích cực là việc các nền kinh tế phục hồi trong quý IV, bất động sản sẽ có chuyển biến tích cực trước tết Tân Sửu nhờ sự ổn định của chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, các doanh nghiệp ngoại sẽ định hình và định vị tại Việt Nam.

Tuy nhiên, với kịch bản tiêu cực là đại dịch COVID-19 không được kiểm soát, thương chiến Mỹ - Trung không hòa hoãn, thị trường bất động sản trong nước sẽ có nguy cơ bị đóng băng.

Theo enternews.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.