Bụi dệt may có thể là một tác nhân gây viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng rối loạn miễn dịch, gây ra viêm, sưng và đau ở khớp. Một nghiên cứu ở Malaysia cho thấy: Thợ dệt may và các công việc liên quan đến ngành dệt có nguy cơ khởi phát bệnh viêm khớp dạng thấp gấp 3 lần những ngành nghề khác.

Bụi dệt may có thể là một tác nhân gây viêm khớp dạng thấp

Tại sao bụi dệt có thể gây viêm khớp dạng thấp?

Nghiên cứu của Tiến sĩ Camilla Bengtsson, Viện Karolinska ở Thụy Điển đã chỉ ra rằng, bụi xơ có thể gây ra những thay đổi trong các mô phổi, dẫn đến kích hoạt các phản ứng miễn dịch, từ đó gây viêm khớp dạng thấp . Kết quả này cho thấy, công nhân nhà máy dệt cần có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp, để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu hít phải chất ô nhiễm. Mặc dù vậy, vẫn cần một nghiên cứu khác để chứng minh bụi dệt có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bụi dệt may có thể là một tác nhân gây viêm khớp dạng thấp ảnh 1
Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức các khớp xương bàn tay

Tiến sĩ Bengtsson và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu ở 910 phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp và 910 phụ nữ khác cùng độ tuổi nhưng không mắc bệnh này.

Trong số những phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp, 4,5% đã tiếp xúc với bụi dệt tại nơi làm việc. Còn trong số những phụ nữ không mắc bệnh, chỉ có 1,7% tiếp xúc với loại bụi này. Kết quả cho thấy, những phụ nữ hít bụi thường xuyên có khả năng mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn 2,8 lần so với phụ nữ không hít phải.

Nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng 40% những người phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp đều mang một yếu tố nguy cơ di truyền được gọi là HLA-DRB1 SE làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Trong nhóm phụ nữ mang yếu tố nguy cơ di truyền bệnh viêm khớp dạng thấp, những người tiếp xúc với bụi của ngành công nghiệp dệt lại cho kết quả xét nghiệm dương tính với kháng thể ACPA, dẫn đến làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh này lên 39 lần.

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thảo dược

Với người làm nghề dệt may, có thể phòng ngừa bệnh viêm khớp bằng cách bỏ thuốc lá và đeo khẩu trang, mặc áo bảo hộ tại nơi làm việc. Không chỉ với công nhân dệt may, viêm khớp dạng thấp còn phổ biến ở những người trong ngành nghề khác, người cao tuổi, phụ nữ trung niên… Bởi vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần có ý thức phòng ngừa khi chưa mắc bệnh, hoặc điều trị sớm nếu đã được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp để không gặp những hậu quả như dính khớp, teo cơ, hạn chế vận động và tàn phế do bệnh này.

Hiện nay tại Việt Nam, việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm thảo dược để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng của viêm khớp dạng thấp đang được nhiều người áp dụng. Ưu điểm của dòng sản phẩm này là cho hiệu quả bền vững và không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm được ưa chuộng hơn cả là thực phẩm chức năng chứa thành phần chính từ cây hy thiêm, kết hợp cùng với các thảo dược quý khác như: nhũ hương, bạch thược, sói rừng… giúp giảm sưng, giảm đau, cải thiện vận động khớp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn viêm khớp dạng thấp tái phát. Sử dụng sản phẩm thảo dược này thường xuyên và hợp lý sẽ giúp người làm trong ngành dệt may không còn phải lo lắng vì nguy cơ mắc căn bệnh viêm khớp dạng thấp!

Bụi dệt may có thể là một tác nhân gây viêm khớp dạng thấp ảnh 2
Sử dụng thảo dược giúp ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Cùng với việc sử dụng sản phẩm thảo dược và biện pháp bảo hộ lao động, người làm trong ngành dệt may nói riêng cũng như các ngành nghề khác đều cần chú trọng hoạt động thể chất. Đây được xem là một cách tối ưu để làm giảm triệu chứng của bệnh. Duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động để cải thiện sức khỏe cho xương, khớp, từ đó nâng cao sức đề kháng, giúp bạn tránh xa viêm khớp dạng thấp!

Theo giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.