Bữa cơm tất niên mà ước mong 50 năm về quê ăn Tết của mẹ chồng

Mẹ chồng tôi sinh ra và lớn lên ở Thái Bình, 18 tuổi bà lên Hoàng Liên Sơn làm công nhân ở đó và lập gia đình. 50 mùa xuân đã qua, bà vẫn khắc khoải mong một ngày được về quê ăn Tết.

Bữa cơm tất niên mà ước mong 50 năm về quê ăn Tết của mẹ chồng
Bua com tat nien ma uoc mong 50 nam ve que an Tet cua me chong - Anh 1

Về quê đón Tết - nơi gắn với tuổi thơ trở thành mong ước 50 năm qua của mẹ

Mẹ chồng tôi là năm nay 68 tuổi, bà là người phụ nữ của gia đình nên lập gia đình 45 năm nay, dù là con dâu sống xa quê nhưng chưa có một ngày bà được về quê đón Tết.

Tôi về làm dâu của mẹ đã 10 năm nay và chưa Tết nào tôi phải làm cơm, dọn dẹp. Mẹ luôn bảo để đó mẹ làm cho , các con về với mẹ là vui rồi.

Vì thế, cuối năm nghe mọi người nói sao phải về quê nội ăn Tết mà không phải về nhà mẹ đẻ, tôi thấy rất bình thường bởi về nhà chồng tôi vẫn có cảm giác như ở nhà.

10 năm ăn Tết cùng mẹ chồng, tôi không hề biết mong ước được về quê của bà.

Đến ngày 30 Tết, khi cả nhà cùng nhau ăn bữa cơm cuối năm. Mọi người rôm rả cười nói và kể về chị con dâu nhà bác tôi về ngoại ăn Tết, bà cười bây giờ nhà nội ngoại như nhau, mẹ chồng đã thương con dâu nên con dâu cũng có thể về nhà mẹ đẻ ăn Tết.

Nói rồi bà kể cho các con nghe về chuỗi ngày làm dâu. Thời đó, mẹ chồng trở thành “đấng tối cao” con dâu phải răm rắp làm theo. Bà là con dâu duy nhất trong nhà nên năm nào chuyện làm cơm, cúng Tết, dọn dẹp nhà cửa trong cả ngày Tết đều do tự tay bà làm.

Lúc còn trẻ, con cái còn nhỏ nên chẳng thể nào về quê ăn Tết với bố mẹ đẻ được một lần. Khi các cụ qua đời, chỉ ngày giỗ bà mới có điều kiện về cúng giỗ bố mẹ. Mẹ chồng bảo chỉ biết tục ở quê 25 tháng Chạp ra mộ tảo mộ rồi mời các cụ về quê ăn Tết, không biết ở quê bây giờ đã thay đổi.

Ngày xưa,18 tuổi mẹ chồng tôi theo đoàn công nhân lên tỉnh Hoàng Liên Sơn làm công nhân. Lúc chưa chồng đường xá đi lại khó khăn nên Tết cũng ở luôn lại đó. Đến khi lấy chồng thì về quê ngày Tết trở thành điều không tưởng.

Khi con cái trưởng thành, bà cũng chẳng thể nào về quê ăn Tết bởi vì còn lo cúng cấp các cụ. Bà chẳng yên tâm để lại cho ai dù trong nhà có hai cô con dâu và con gái. Tết trở thành nơi xum vầy các chị gái chồng tôi từ Lào Cai về, từ Nam ra nên dường như mong ước về quê đón Tết một lần của bà cứ rời xa mãi.

45 năm làm dâu, mẹ chồng tôi luôn lo làm mâm cơm cúng ngày đầu năm hay tất niên chu toàn. Khi chúng tôi bảo “ ang năm mẹ hãy về quê ăn Tết với các cậu, các dì một năm đi”. Bà chỉ cười “ai cúng các cụ được. Ngày Tết cúng bái không tốt là cả năm không được sung túc”.

Còn trẻ bà lo cho gia đình, lo giúp mẹ chồng cúng cấp thì khi về già bà không yên tâm để lại một cái Tết cho con cái tự lo. Lúc đó, tôi mới thấy được câu nói vì sao mà hàng xóm, các cậu bên chồng tôi nói mẹ tôi chỉ lo cho nhà chồng.

Ngày các con còn nhỏ bà cũng chẳng dám đi đâu vì không yên tâm. Khi con cái lớn bà chỉ lo cho con, cho cháu nên mong ước về quê ăn Tết đã lên đến năm thứ 50 mà mẹ chồng tôi vẫn chưa thực hiện được.

Những lúc này, tôi thấy mình là con dân cả của mẹ mà quá vô tâm. 10 năm làm dâu tôi chưa tự tay làm được một mâm cơm cúng gia tiên để mẹ chồng tôi có thể yên tâm về quê nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có cả một tuổi thơ của mẹ.

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ