Bồi dưỡng trực tuyến để tất cả giáo viên tham gia đều là "F1"

Bồi dưỡng trực tuyến để tất cả giáo viên tham gia đều là "F1"

Chia sẻ tại buổi sinh hoạt chuyên môn triển khai mô hình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục qua mạng cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đại trà, tại tỉnh Hưng Yên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng, một trong những năng lực cốt lõi mà chương trình GDPT sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển là năng lực tự học.

Muốn làm được điều này, bản thân giáo viên cũng phải có năng lực tự học, tự bồi dưỡng thì mới dạy được cho học sinh. Vì thế, trong công tác bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là bồi dưỡng để triển khai chương trình GDPT mới, Bộ GDĐT đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng của các thầy cô.

Bộ GD&ĐT đã đưa ra công thức 5-3-7, trong đó 5 ngày giáo viên tự nghiên cứu có hướng dẫn qua mạng, 3 ngày sinh hoạt chuyên môn trực tiếp và 7 ngày các thầy cô lại tiếp tục tự nghiên cứu và làm bài kiểm tra chất lượng. Chỉ khi được đánh giá “Đạt” chất lượng khóa bồi dưỡng, giáo viên mới được tham gia giảng dạy trực tiếp trên lớp”,

Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ yêu cầu đội ngũ nhà giáo cần thay đổi nhận thức để biến quá trình được bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng hiệu quả. Với mô hình bồi dưỡng thường xuyên - liên tục thông qua sinh hoạt chuyên môn, kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp, ngành giáo dục cũng hướng đến sự thay đổi mạnh mẽ trong công tác bồi dưỡng giáo viên.

Bồi dưỡng trực tuyến để tất cả giáo viên tham gia đều là "F1" ảnh 1
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chia sẻ tại buổi sinh hoạt chuyên môn triển khai mô hình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục qua mạng

Nếu trước đây, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình SGK rồi tổ chức tập huấn cho giáo viên ở cấp tỉnh; giáo viên cấp tỉnh tiếp tục về tập huấn cho giáo viên cấp huyện; giáo viên cấp huyện lại tập huấn cho giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở cấp trường; như vậy đến giáo viên cấp trường là F3 của quá trình bồi dưỡng, chất lượng theo đó bị giảm sút. 

Việc bồi dưỡng kết hợp phương thức trực tuyến với ưu điểm là giúp giáo viên ở tất cả các cấp đều tiếp cận được tài liệu bồi dưỡng gốc, tương tác được với giảng viên sư phạm - đội ngũ bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán cấp tỉnh, nên tất cả thầy cô sẽ đều là “F1”.

Giáo viên cốt cán cấp tỉnh đã được Bộ GD&ĐT bồi dưỡng nhưng toàn bộ tài liệu, chương trình tập huấn giáo viên cốt cán đều được đưa lên mạng để tất cả giáo viên đại trà đều có thể tiếp cận và có cùng nhận thức, hiểu biết như nhau. Giáo viên cốt cán chỉ là được bồi dưỡng trước, từ đó tham gia hỗ trợ giáo viên đại trà, giúp các đồng nghiệp hiểu đúng về chương trình và thực hiện chương trình hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ