Bồi dưỡng chính trị cho giảng viên là một nhiệm vụ quan trọng

GD&TĐ - Trong 3 ngày (6 -8/9), tại Hải Phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) đã tổ chức lớp bồi dưỡng chính trị hè năm 2017 cho giảng viên lý luận chính trị, giáo dục chính trị của các ĐH, Học viện, Cao đẳng sư phạm và Trung cấp sư phạm từ tỉnh Hà Tĩnh trở ra phía Bắc.

GS.TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội)
GS.TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội)

Khóa bồi dưỡng được tổ chức theo hướng dẫn số 35-HD/BTGTƯ ngày 22/5/2017 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc Bồi dưỡng chính trị hè năm 2017 cho đội ngũ giảng viên, giáo viên hệ thống giáo dục quốc dân và sinh hoạt chính trị đầu khoá của học sinh, sinh viên và Quyết định 2762/QĐ-BGDĐT ngày 14/08/2017 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT về việc giao cho Trường Đại học KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) chủ trì, tổ chức dưới sự chỉ đạo và giám sát của Vụ Lý luận chính trị - Ban Tuyên giáo trung ương và Vụ GD Đại học (Bộ GD&ĐT).

Buổi khai mạc và bế mạc lớp bồi dưỡng chính trị hè 2017 có GS.TS. Phạm Văn Linh – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ThS. Đào Mai Phương – Phó Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị; PGS.TS. Trần Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ GD Đại học; GS.TS. Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV- ĐHQGHN. 

Quang cảnh lớp bồi dưỡng
Quang cảnh lớp bồi dưỡng 

Sau 3 ngày làm việc, các học viên đã được nghe các báo cáo viên có trình độ lý luận chính trị, có kinh nghiệm trong việc giảng dạy, bồi dưỡng lý luận chính trị như PGS.TS. Phạm Văn Linh – Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ; PGS.TS. Vũ Văn Phúc - Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; PGS.TS. Ngô Văn Thạo – Uỷ viên thư ký Hội đồng lý luận TƯ; PGS.TS. Đặng Kim Sơn – Uỷ viên Hội đồng lý luận TƯ; GS.TS. Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV với 05 chủ đề:

- Những nội dung mới, quan điểm cơ bản trong các Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Nghị quyết về Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế giới; Kết luận về Tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2017).

- Chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2017 về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII“về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

- Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

- Báo cáo tình hình quốc tế và trong nước nổi bật và quan hệ ngoại giao của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2017.

- Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước của Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Đổi mới học tập các môn lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân – Kết luận 94-KL/TW.

Tại buổi bế giảng, GS.TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã tổng kết và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bồi dưỡng lý luận chính trị hè hàng năm và vai trò của các học viên là các lãnh đạo Khoa/Bộ môn, giảng viên lý luận chính trị, giáo dục chính trị của các Trường Đại học, Học viện, Cao đẳng sư phạm và Trung cấp sư phạm trong việc đổi mới, phát triển các môn học lý luận chính trị này.

“Lớp Bồi dưỡng chính trị cần được tổ chức thành mạng lưới theo từng vùng hoặc từng lĩnh vực chuyên môn để các giảng viên được bồi dưỡng có thêm cơ hội kết nối, trao đổi về phương pháp giảng dạy, công tác chuyên môn phù hợp với sự phát triển chung của đất nước, khu vực và quốc tế…” - GS.TS Phạm Quang Minh nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…