Bồi dưỡng cán bộ, giáo viên tư vấn tâm lý trong trường phổ thông

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Thực hiện kế hoạch của Sở, các trường phổ thông đã xây dựng kế hoạch tư vấn tâm lý học sinh và quyết định thành lập Tổ tư vấn của nhà trường với thành phần theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế và theo báo cáo của các đơn vị, Sở GD&ĐT cho biết, việc triển khai công tác tư vấn tâm lý học sinh tại các nhà trường hiện nay gặp nhiều khó khăn, lúng túng, chưa hiệu quả.

Nhằm giúp cán bộ, giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn tâm lý học sinh có nhận thức đúng đắn và nắm được bản chất, nội dung, hình thức, nguyên tắc, quy trình tư vấn tâm lý đối với học sinh phổ thông; đồng thời nắm được những kĩ năng cơ bản của hoạt động này để vận dụng thực hiện trong quá trình tư vấn hỗ trợ học sinh tại các nhà trường đạt hiệu quả, Sở GD&ĐT Sơn La yêu cầu:

Căn cứ vào Quyết định thành lập tổ tư vấn tâm lý học sinh của nhà trường, chọn cử cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý học sinh tham dự khóa bồi dưỡng.

Mỗi trường từ 1 đến 2 giáo viên; đối với trường liên cấp, đảm bảo tối thiểu 1 giáo viên/ cấp học; với các trường THPT, PTDTNT THCS&THPT tối thiểu 2 giáo viên/trường.

Lưu ý: Các trường sáp nhập cùng cấp học, các trường có nhiều lớp, số lượng học sinh lớn có thể cử từ 3 đến 4 cán bộ, giáo viên tham gia bồi dưỡng.

Mỗi khóa bồi dưỡng khoảng 8 ngày, bồi dưỡng tập trung; địa điểm tổ chức tại huyện, thành phố. Căn cứ vào số lượng giáo viên tham gia bồi dưỡng, các phòng GD&ĐT liền kề có thể phối hợp để mở lớp phù hợp, hiệu quả.

Sở GD&ĐT giao các phòng GD&ĐT làm đầu mối, phối hợp với các trường THPT, PTDTNT THCS &THPT trên địa bàn liên hệ với các đơn vị được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng đảm bảo thành phần và thời gian quy định. Kết thúc khóa bồi dưỡng, các phòng GD&ĐT báo cáo kết quả về Sở trước 30/7/2019 để tổng hợp báo cáo Bộ GD&ĐT.

Sở GD&ĐT Sơn La nhấn mạnh: Công tác tư vấn tâm lý học sinh giúp các nhà trường tăng cường khả năng nắm bắt, phát hiện các biểu hiện diễn biến tâm lý, tâm tư, nguyện vọng học sinh để tư vấn, hỗ trợ và kịp thời xử lý những mâu thuẫn, những vấn đề khó khăn, bức xúc trong học sinh;

Thực hiện hiệu quả quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực học đường, gây rối an ninh, trật tự xã hội, góp phần ngăn ngừa các hiện tượng đáng tiếc xảy ra đối với học sinh, giáo viên trong các trường phổ thông.

Theo quy định Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, các cán bộ, giáo viên kiêm nghiệm làm công tác tư vấn tâm lý học sinh phải qua khóa đào tạo bồi dưỡng, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về tư vấn học đường để thực hiện nhiệm vụ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.