Bỏ viên chức suốt đời, chữa bệnh… ngại đổi mới

Bỏ viên chức suốt đời, chữa bệnh… ngại đổi mới

Một trong những nội dung đáng chú ý của luật, từ thời điểm này, tất cả viên chức được tuyển dụng mới sẽ ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn (từ 12 tháng tới 60 tháng), không còn ký hợp đồng không xác định thời hạn (gọi là biên chế suốt đời) như trước. Chỉ có 3 trường hợp viên chức tiếp tục áp dụng loại hợp đồng không xác định thời hạn là: Viên chức được tuyển dụng trước 1/7/2020 (đã có hợp đồng không xác định thời hạn); cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức mở ra cuộc cải cách thực sự về công tác nhân sự trong khối công lập nói chung và ngành Giáo dục nói riêng, giải quyết nạn trì trệ "sáng cắp ô đi, tối cắp về" của một bộ phận không nhỏ công chức, viên chức; đồng thời tạo môi trường lành mạnh, khuyến khích được người làm việc hiệu quả, giữ chân được người tài, tạo ra cơ chế linh hoạt cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Thực tế, thời gian qua, Luật Cán bộ công chức năm 2008 và Luật Viên chức 2010 có cơ chế để đào thải đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ năng lực, phẩm chất. Viên chức không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tiếp, đơn vị sự nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Mặc dù cơ chế, quy định để đánh giá, đào thải khá rõ ràng nhưng trên thực tế, công việc này rất khó làm. Bởi lẽ công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên thực tế vẫn còn nhiều nể nang, cảm tính, một số nơi sợ để nhiều người không hoàn thành nhiệm vụ sẽ ảnh hưởng đến thành tích. Tình trạng cứ vào đơn vị Nhà nước là yên tâm "biên chế" suốt đời làm ảnh hưởng xấu đến môi trường làm việc, cạnh tranh lành mạnh.

Với mục tiêu giải quyết tồn tại nói trên, mang lại hiệu quả cho hệ thống nhân sự đơn vị công lập, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực được đông đảo cán bộ, viên chức ngành Giáo dục đón nhận trong tâm thế phấn khởi. Tuy nhiên, quy định pháp luật chỉ đưa ra về mặt nguyên tắc, không thể bao quát hết các ngành nghề, đơn vị. 

Vì thế, trong quá trình triển khai thực hiện đòi hỏi bản thân mỗi ngành, cũng như các cơ quan trực tiếp quản lí, sử dụng công chức, viên chức phải đưa các nguyên tắc đánh giá bằng định lượng, sản phẩm, kết quả công việc cụ thể. Việc xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá giáo viên song song với cơ chế trả lương theo vị trí việc làm, tuy không dễ dàng thực hiện trong ngày một, ngày hai nhưng sẽ là giải pháp kép để tăng chất lượng nhân sự trường học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện.

Có luật, có hệ thống tiêu chí đánh giá công việc khoa học là điều kiện cần, nhưng quan trọng nhất trong công tác đánh giá cán bộ viên chức vẫn là sự công tâm, khách quan của người quản lí. Hệ thống nhân sự công lập nói chung, trong ngành Giáo dục nói riêng chỉ được cải cách hiệu quả khi đồng thời có cơ chế để kiểm soát quyền lực đi kèm, tránh việc lạm quyền của người đứng đầu. Bởi mỗi khi hợp đồng hết hạn, hiệu trưởng đánh giá giáo viên theo kiểu "yêu/ghét" sẽ là thảm họa không chỉ cho người lao động, đơn vị mà còn ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục nói chung.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

HLV Zidane có cơ tái hợp CLB Real Madrid.

HLV Zidane có bến đỗ lý tưởng

GD&TĐ - Chủ tịch Florentino Perez và HLV Zidane đang thảo luận bàn về việc tái ngộ của cả 2 tại Santiago Bernabeu vào mùa hè 2024.
Khi vùng đệm được thiết lập, việc tấn công lãnh thổ Nga nằm ngoài khả năng của M777 Ukraine.

Căng thẳng tạo vùng đệm?

GD&TĐ - Tại cuộc họp báo về kết quả cuộc bầu cử năm 2024, ông Putin tuyên bố Nga phải tạo ra một "vùng đệm" tại các vùng lãnh thổ hiện do Kiev kiểm soát.