Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chưa khi nào khoa học công nghệ thay đổi nhanh như bây giờ

GD&TĐ - “Chưa khi nào khoa học công nghệ thay đổi nhanh như bây giờ. Chương trình đào tạo phải thiết kế theo nhu cầu và tính đến sự thay đổi, các trường phải tiếp cập thị trường với tinh thần phục vụ chứ chỉ đưa ra những gì mình có sẽ khó thành công...”, Bộ trường Phùng Xuân Nhạ nói.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chưa khi nào khoa học công nghệ thay đổi nhanh như bây giờ

Nhằm thực hiện có hiệu quả một trong ba đột phá chiến lược của Đảng, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; ngày 30/3/3019, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đồng chủ trì tổ chức Tọa đàm và Triển lãm “Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp”.

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là 1 trong 3 khâu đột phát phát triển đất nước, nhất là trong bối cảch cuộc cách mạng 4.0.

Nền kinh tế chuyển sang số hóa, nhiều sự thay đổi theo hướng cơ hội và thách thức đan xen. ICT ngày càng có vai trò, tác động lớn. Vấn đề Kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường không mới, đã trở thành là nhu cầu tự thân, các trường cung cấp nguồn nhân lực, các doanh nghiệp nhìn trường như các bạn hàng, hai bên đến với nhau có động lực cùng lợi ích, áp lực không hợp tác không tồn tại. Chỉ khi nào áp lực và động lực song hàng khi đó sẽ có sự gắn kết bền vững, nếu không rơi vào phong trào.

Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đã có, đã ký kết nhiều những văn bản gắn kết nhưng kết quả thực tế không cao. Lần này sẽ phải làm khác, thiết thực, nhà trường, doanh nghiệp và nhà nước phải thực sự đồng hành với nhau, không ai đặt cao hơn ai. Vì sự phát triển chung, vì sự phát triển đất nước.

Đến với nhau cùng phát triển, áp lực không hợp tác phá sản, tiến tới xây dựng hệ sinh thái sáng tạo khởi nghiệp, cộng sinh với nhau, phát triển bền vững.

Hiện có 235 trường, có 50 trường đào tạo CNTT, hàng năm có khoảng 50.000 sinh viên công nghệ thông tin ra trường. Tuy nhiên số lượng so với nhu cầu phát triển doanh nghệp công nghệ thông tin, nhất là theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến 2020 có 1 triệu doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó rất ưu tiên khởi nghiệp CNTT.

Khởi nghiệp CNTT là thông minh nhất, tạo ra tăng trưởng nhanh nhất, kết nối nhanh, giá trị gia tăng lớn. Trong đổi mới sáng tạo, khởi nghiệpCNTT ưu tiên vừa trước mắt, lâu dài.

Theo tính toán, mức độ tăng trưởng doanh nghiệp CNTT, nhu cầu việc làm rất lớn, năm 2020 cần 100.000 cử nhân CNTT, điều quan trọng hơn là chất lượng.

Vấn đề ở đây phải đi từ chương trình đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo từ nhu cầu của thị trường, tính đến thay đổi khoa học công nghệ.

Theo Bộ trưởng Nhạ, chưa khi nào khoa học công nghệ thay đổi nhanh như bây giờ. Chương trình đào tạo phải thiết kế theo nhu cầu và tính đến sự thay đổi, các trường phải tiếp cập thị trường với tinh thần phục vụ chứ chỉ đưa ra những gì mình có sẽ khó thành công. Trong đó lưu ý đến Tiếng Anh, kỹ năng làm việc nhóm.

Công nghệ thông tin rất đặc thù nhưng đào tạo thế nào để đừng biến sinh viên thành rô bốt trong khi sinh viên cntt có thể biến rô bốt thành con người.

Đi từ thực tế, thị trường, cung - cầu, lợi ích. Các nhà trường thiết kế chương trình đào tạo học suốt đời, thay đổi phương thức đào tạo giảm bớt hàn lâm, tăng cường đưa sinh viên đi thực tập, thực tập nhúng mình vào các doanh nghiệp công nghệ thông tin, như trường y với bệnh viên. Đây là cuộc cách mạng trong đổi mới tư duy, quản trị đại học. Quản trị theo mục tiêu.

Sinh viên trong quá trình học tập gắn sâu vào thực tế, hình thành nên những trung tâm đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp, sinh viên cntt ra trường không chỉ có việc làm mà còn khởi nghiệp tạo việc làm. Nhiều ý tưởng sáng tạo đổi mới từ cntt nhanh, phương thức đào tạo cũng nhanh. Đào tạo, đổi mới, khởi nghiệp nằm trong chuỗi. Cùng nhau trên tinh thần cùng có lợi, hỗ trợ, trách nhiệm vì thế hệ trẻ.

Bộ, ngành trách nhiệm đồng hành với doanh nghiệp, nhà trường. Rà soát chính sách tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thay đổi chính sách trong thẩm quyền. Ví dụ, Bộ GD&ĐT thay đổi chính sách mở ngành, chính sách đào tạo sao linh hoạt. Đảm bảo lý thuyết thực hành, hàn lâm thực tiễn song hành.

Bộ đã tham mưu trình TTCP ban hanh đề án 1665, Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tới đây ban hành Nghị định thực hiện Luật GD ĐH. Bộ TT&TT cũng cần thay đổi một số chính sách để đáp ứng yêu cầu của thực tiến. Các bộ khác cũng phải thay đổi, kết hợp với nhau, mới có hệ có chế chính sách hợp lý.

“Hôm nay chúng ta khởi đầu cho một chuỗi hoạt động, vai trò của bộ ngành hỗ trợ, quyết định thành công hay không là nhà trường và doanh nghiệp. Các trường tư duy đi xin, doanh nghiệp tư duy đi cho, không bền. Các trường cần quyết liệt đổi mới, tạo ra những đột phá từ trường, khoa, thầy cô, nhóm sinh viên đổi mới, kích hoạt thực sự, không đặt ra phong trào.

Đây là sự nghiệp vừa trước mắt vừa lâu, dài không nóng vội nhưng thong thả như thời gian vừa qua cũng không được”, Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.