“Bó tay” với nạn chiếm lối đi ven Hồ Tây?

GD&TĐ - Đã không ít những phàn nàn về công tác quản lý khu vực đường ven Hồ Tây - 1 cảnh quan lớn giữa lòng Thủ đô, nhưng đến nay dường như mọi động thái của cơ quan chức năng quản lý khu vực chỉ là “bắt cóc bỏ đĩa” mà thôi.

Bàn ghế được xếp dọc bờ kè trên lối đi dành cho người đi bộ quanh Hồ Tây
Bàn ghế được xếp dọc bờ kè trên lối đi dành cho người đi bộ quanh Hồ Tây

Theo ghi nhận của chúng tôi vào các buổi chiều mát thì nhiều lối đi dành cho khách bộ hành bị bàn, ghế, chiếu… của hàng loạt dịch vụ giải khát, ăn uống lấn chiếm làm nơi kinh doanh. Điều dễ nhận thấy, những mảnh đất bị chiếm dụng này gần như bất khả xâm phạm bởi các dịch vụ kinh doanh, bởi nếu khách bộ hành muốn dừng lại để ngắm hồ và hóng mát thì chỉ còn cách ngồi vào ghế hoặc chiếu và chi tiền mua đồ ăn uống thì mới có cơ hội được thưởng ngoạn cảnh “chiều Tây Hồ” thơ mộng có trong thi ca.

Đáng nói hơn cả là những không gian “vàng” của Hồ Tây đều thuộc quyền quản lý của các phường, quận sở tại, song không hiểu vì lý do gì tình trạng lấn chiếm vẫn diễn ra ngang nhiên và thái độ không mấy thiện cảm của những chủ hàng giải khát chiếm dụng ven hồ với du khách muốn đến “tự do” ngắm hồ….

Dịch vụ ăn uống trải chiếu chiếm lối đi

Dịch vụ ăn uống trải chiếu chiếm lối đi

Rất khó khăn để đi lại do người ngồi giải khát
Rất khó khăn để đi lại do người ngồi giải khát 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.