Bỏ sổ hộ khẩu giấy, phụ huynh học sinh có ảnh hưởng gì không?

GD&TĐ - Đại úy Nguyễn Thành Lâm nhìn nhận: “Theo quy định Luật Thủ đô và một số quy định chuyên ngành liên quan đến việc học đúng tuyến, trái tuyến, hiện nay do áp lực dân cư nên rất nhiều trường học cũng quy định cụ thể về việc này cho công dân cư...".

Bỏ sổ hộ khẩu giấy, phụ huynh học sinh có ảnh hưởng gì không?

Trong buổi toạ đàm trực tuyến về lộ trình thay đổi hình thức quản lý sổ hộ khẩu ở Hà Nội vào chiều 15/11, Đại úy Nguyễn Thành Lâm, Phó Trưởng phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, CATP Hà Nội nói, nhiều người dân lo lắng khi không còn sổ hộ khẩu thì con em mình học tập tại các trường như thế nào. Hiện trẻ em chưa được cấp căn cước công dân thì giấy tờ nào chứng minh thường trú tạm trú tại khu vực mình nhập học.

Bỏ sổ hộ khẩu giấy, phụ huynh học sinh có ảnh hưởng gì không?    ảnh 1

Đại úy Nguyễn Thành Lâm thông tin với báo chí (Nguồn ảnh ANTĐ).

Bên cạnh đó, Đại úy Nguyễn Thành Lâm cũng nhìn nhận: “Theo quy định Luật thủ đô và một số quy định chuyên ngành liên quan đến việc học đúng tuyến, trái tuyến, hiện nay do áp lực dân cư nên rất nhiều trường học cũng quy định cụ thể về việc này cho công dân cư trú tại các địa bàn khu vực phường xã chung quanh, khi triển khai các dữ liệu quốc gia dân cư thì toàn bộ những thông tin trong sổ hộ khẩu sẽ được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, khi đó sẽ chia sẻ với các cơ quan ban ngành, trường học.

Qua đó mọi vấn đề liên quan đến việc học hành của học sinh đều bảo đảm theo lộ trình, quy định chuyên ngành, chuyên môn của từng địa phương cũng như từng trường, giải quyết được tình trạng lo lắng của dân cư và không có thay đổi nhiều so với hiện nay.

Ngoài ra, Công an Thành phố Hà Nội là đơn vị triển khai đầu tiên, kinh phí tự túc. Toàn bộ việc thu thập phiếu của lực lượng công an xã dựa trên tinh thần trách nhiệm, vì với công an phụ cấp của họ ít, việc thu phiếu cũng bị ảnh hưởng nhiều tới tiến độ do việc đi lại nhiều, phụ cấp thấp nên cũng ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thu thập”. 

Bỏ sổ hộ khẩu giấy, phụ huynh học sinh có ảnh hưởng gì không?    ảnh 2

Toàn cảnh về buổi tọa đàm.

Tuy nhiên, Đại úy Nguyễn Thành Lâm cũng tiết lộ: “Trình độ của công an viên nhiều đồng chí không đồng đều, ghi chép tập hợp thông tin cũng còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, Công an Hà Nội là đơn vị triển khai trước, là đơn vị trực tiếp nhập liệu toàn bộ dữ liệu thông tin của công dân vào máy tính. Vì thế, Công an Hà Nội phải tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ công an cơ sở trong vấn đề nhập liệu.

Một trong những kinh nghiệm để chia sẻ với các tỉnh, thành phố trong thời gian tới khi tiến hành thu thập thông tin dân cư. Trước tiên, theo quy định của Nghị định 137 và Thông tư 07 quy định về việc thu thập phiếu trực tiếp từ hồ sơ, sổ sách quản lý của lực lượng an, trước tiên, chúng ta phải hoàn thiện hệ thống hồ sơ sổ sách, bảo đảm chính xác.

Sau đó, chúng ta tiến hành làm cơ sở đối chiếu thông tin với công dân khi công dân khai trong phiếu thông tin dân cư, làm cơ sở đối soát. Nhưng khi cơ sở dữ liệu thông tin của công dân được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, để bảo đảm cho cơ sở dữ liệu này sống, các thông tin công dân này phải được cập nhật liên tục. Trách nhiệm này sẽ thuộc về các công an cơ sở.

Chính vì thế, ngay từ bây giờ, các tỉnh, thành phố cần có một lộ trình nâng cao trình độ tin học cho toàn bộ lực lượng công an để có điều kiện có thể cập nhật toàn bộ các biến động. Với phiếu nhập liệu ban đầu thì Bộ Công an sẽ nhập, nhưng khi để triển khai các thủ tục hành chính và các vấn đề cập nhật biến động thì sẽ do công can cơ sở cập nhật. Do đó, cần phải có một trình độ tin học nhất định trong quá trình triển khai trong thời gian tới”.

Theo Infonet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ