Nghiên cứu được tiến hành dựa trên báo cáo sức khỏe, trí thông minh, kỹ năng xã hội của gần 20.000 trẻ sinh ra vào những năm chuyển giao của thiên niên kỷ (2000-2002) cho tới khi chúng lên 7 tuổi. Trong đó có 1.169 gia đình là mẹ đơn thân, sau đó cha dượng tới sống cùng.
Họ sẽ để tâm tới những dữ liệu dạng em bé có béo phì không bởi điều này ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mất sớm; kỹ năng thuộc về trí tuệ của em (thông qua kiểm tra điểm số trong việc nhận diện từ, toán, và chỉ số cảm xúc xã hội) để từ đó nhận định về thu nhập, công việc, bằng cấp, khả năng hút thuốc, mang thai khi còn là thiếu niên cũng như khả năng phạm tội của các em.
Ảnh minh họa.
Theo nghiên cứu này, khi mẹ đơn thân về ở với bố đẻ lâu dài của em bé thì những em bé này sẽ có được sự phát triển tương đương như với em bé sống với cả cha và mẹ đẻ từ đầu.
“Lợi ích của việc ở với cha cho em bé trong các lĩnh vực khác nhau được thể hiện rõ nhất là khi em ở với bố đẻ và ở trong một thời gian dài, ổn định”- bà Elena Mariani tới từ Đại học kinh tế London, Anh - cho biết.
Tuy nhiên, nếu gia đình bà mẹ đơn thân có thêm ông bố dượng thì những em bé trong gia đình này cũng sẽ gặp vấn đề như với những gia đình có mẹ đơn thân: Em thường học không giỏi như những em bé khác, không kiếm được công việc tốt và dễ trượt dài vào con đường phạm tội hoặc mang thai từ khi còn là thiếu niên.
Đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập từ một cuộc khảo sát có quy mô rộng để phân tích ảnh hưởng của cha dượng với các em bé.
Một cuộc thăm dò ý kiến được tiến hành năm 2016 bởi Dịch vụ tư vấn quan hệ tại Anh cho thấy hơn 1/3 cha dượng và hơn 4/10 mẹ kế cảm thấy nghi ngờ về mối liên kết giữa mình với những đứa con của vợ/chồng mà mình cùng nuôi dưỡng.
Theo cuộc thăm dò này, “có một số dấu hiệu chỉ ra những thách thức mà gia đình phải đối diện khi một mối quan hệ bị đổ vỡ”.