Bộ Nội vụ: Đề xuất bổ sung biên chế ngành Giáo dục cho 22 tỉnh thành

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Liên quan đến biên chế giáo viên, theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị quyết 39 và Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 6 là chủ trương rất lớn. Riêng ngành Giáo dục có tỷ lệ người làm việc theo chế độ lao động nhiều nhất, gần 1 triệu giáo viên; hiện tồn tại thực trạng thừa thiếu cục bộ ở từng địa phương, cấp học, bậc học.

Theo số liệu số liệu báo cáo của Bộ GD&ĐT, hiện nay trong toàn ngành Giáo dục, từ mầm non đến phổ thông thiếu trên 107 ngàn giáo viên và thừa gần 9.000 giáo viên.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân. Ảnh: Chinhphu.vn
 Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân. Ảnh: Chinhphu.vn

Để giải quyết vấn đề này, ông Lê Vĩnh Tân cho biết, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Bộ GD&ĐT, thống nhất có tờ trình công văn số 4558, báo cáo về tổng số giáo viên và biên chế ngành Y tế thiếu, đề nghị Chính phủ cho ý kiến xử lý.

Ngày 11/10/2018, Bộ Nội vụ có công văn 5068 gửi Chính phủ xin đề nghị bổ sung biên chế ngành Giáo dục, trong đó trước mắt tập trung giải quyết vấn đề thiếu giáo viên mầm non cho 17 địa phương có tăng dân số cơ học và 5 tỉnh Tây Nguyên.

Về lâu dài, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề nghị Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành liên quan rà soát lại số học sinh, giáo viên thực tế để giải quyết lực lượng giáo viên thừa thiếu cục bộ hiện nay.

Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện các nghị định quy định về cơ chế tự chủ với các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành Giáo dục. Rà soát lại định mức đối với định mức giáo viên trên lớp, học sinh trên lớp; điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu cho phù hợp; hoàn thiện lại đề án vị trí việc làm ở các đơn vị sự nghiệp công lập...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...