Bỏ nhà lên núi sống vì quá mê “Thần điêu đại hiệp“

Quá yêu thích kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, Tai Zhi đã từ bỏ cuộc sống hiện đại để lên núi sống ẩn dật, hy vọng trở thành anh hùng tìm được mĩ nhân.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cuộc sống chốn thị thành phức tạp quá có thể lên núi "tránh xa bụi hồng trần" thì cũng chẳng sao.

Bỏ mặc những lời dị nghị của người thân và bạn bè, Tai quyết định chọn cho mình một cuộc sống khác. Trong hang đá, chàng trai một tay cầm truyện Kim Dung, một tay giơ nắm đấm tỏ vẻ chiến thắng. 

Trước khi chuyển hộ khẩu lên núi,Tai Zhi vốn là một nhân viên văn phòng. Từ nhỏ, anh đã mê truyện Kim Dung mất kiểm soát đến mức nghĩ mình là Dương Quá và có một ngày gặp Cô Long trong "cổ mộ".

Trong một lần làm việc, Tai Zhi làm vỡ kính của một đồng nghiệp họ Doãn vì nghĩ người này liên quan đến Doãn Chí Bình. 

Kết quả, Tai bị đuổi việc, sau đó anh chuyển hẳn lên núi đào một cái hố, bắt chước ngôi mộ cổ nơi Dương Quá gặp Tiểu Long Nữ trong tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp.

Cộng đồng mạng - Bỏ nhà lên núi sống vì quá mê

Tính đến thời điểm hiện tại, đã 3 tháng "nhập môn", Tai Zhi hàng ngày say mê tập võ công không cần thầy hướng dẫn, đêm tới mơ mộng về một ngày nào đó sẽ gặp được người con gái dung mạo tuyệt mĩ như Tiểu Long Nữ.

Đam mê truyện kiếm hiệp và bỏ lên núi như Tai Zhi không phải chuyện hiếm gặp. Zhu Hao là một người như thế.

Zhu Hao cho rằng cuộc sống ở Chiết Giang không phù hợp với anh, nó quá ồn ào để anh tập trung luyện võ đắc đạo thành thần!

Cộng đồng mạng - Bỏ nhà lên núi sống vì quá mê
Cộng đồng mạng - Bỏ nhà lên núi sống vì quá mê

Zhu Hao quyết tâm rèn một cây thương dài được lấy cảm hứng từ Tam quốc diễn nghĩa để tập võ hàng ngày, ôm ấp giấc mộng anh hùng cứu mĩ nhân, kết hôn sinh con và sống cuộc đời giang hồ như trong phim điện ảnh.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.