Bố mẹ bận việc, con gái 8 tuổi rơi từ tầng 4 xuống đất dập não

Bé V. nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu bác sỹ xác định bệnh nhi bị vỡ, nứt họp sọ nhiều nơi, dập não; xuất huyết nội sọ; dập phổi bên trái.

Bố mẹ bận việc, con gái 8 tuổi rơi từ tầng 4 xuống đất dập não

Ngày 23-8, thông tin từ TS-BS Trần Quang Vinh, Trưởng khoa Hồi sức Ngoại thần kinh, BV Chợ Rẫy, cho hay BV vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhi bị đa chấn thương rất nặng. Bệnh nhân là bé V. (tám tuổi, sống tại Bình Dương).

Bo me ban viec, con gai 8 tuoi roi tu tang 4 xuong dat dap nao - Anh 1

Bé V. đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (nguồn: Theo infonet).

Trước đó, ngày 19/8, do ba mẹ bé Hoàng Ái V. (8 tuổi, ngụ Bình Dương) bận việc dưới tầng trệt nên đã để bé chơi một mình trên tầng 4 của gia đình. Không lâu sau, người mẹ nghe tiếng động khá to ở chân cầu thang trong nhà nên ra xem rồi tá hỏa khi thấy con gái mình nằm bất động.

Nghe tiếng thét của vợ, người chồng chạy đến cũng phát hoảng khi thấy con mình nằm bất động dưới nền gạch. Sau phút trấn tĩnh 2 vợ chồng vội đưa con đi cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhà. Sau đó bé V. được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy

Tại bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ xác định bệnh nhi bị vỡ, nứt hộp sọ nhiều điểm, dập não, xuất huyết dập phổi, đa chấn thương nặng, phải thở oxy.

TS.BS Trần Quang Vinh, Trưởng khoa Hồi sức Ngoại thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: "Cháu V. nhập viện trong tình trạng hôn mê, vật vã, qua kiểm tra hình ảnh, chúng tôi xác định bệnh nhi bị vỡ, nứt họp sọ nhiều nơi (vùng trán, đỉnh, chẩm); dập não; xuất huyết nội sọ; dập phổi bên trái".

TS-BS Quang Vinh cũng nhận định: “Bé bị té từ lầu bốn, độ cao khoảng 15-16 m. Nếu rơi tự do từ độ cao này xuống nền gạch thì cơ hội sống rất mong manh. Có thể, khi té bệnh nhân đã bị va đập vào thành của cầu thang nhưng điều đó vô tình lại trở thành may mắn giúp giảm trọng lực của cơ thể khi tiếp đất”.

Sau bốn ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi đang từng bước được cải thiện, bé tiếp xúc khá hơn, tự thở được. Kết quả CT-scan cho thấy não của bé đã bớt phù, tình trạng xuất huyết không tăng thêm. Hiện nay, bệnh nhi vẫn đang được hỗ trợ thở ôxy, theo dõi, điều trị nội khoa tích cực

Tuy nhiên các bác sĩ cho biết sức khỏe của cháu vẫn chưa có thể nói trước được điều gì. "Nếu may mắn qua được cơn nguy kịch, cháu vẫn có thể đến trường đi học, song những tổn thương não có thể sẽ khiến bệnh nhi bị động kinh".

Bo me ban viec, con gai 8 tuoi roi tu tang 4 xuong dat dap nao - Anh 2

Bé trai rơi trúng phần mái cạnh ban công tầng 2 tại tòa nhà Rainbow khu Linh Đàm (Ảnh: Sơn Dương).

Trước đó, ngày 15/7, tại tòa nhà Rainbow khu Linh Đàm (Hà Nội), một cháu bé 6 tuổi đã tử vong khi rơi từ tầng 11 xuống mái nhà tầng 2. Theo người dân sinh sống ở tòa nhà, tại thời điểm xảy ra tai nạn, cháu bé ở nhà 1 mình.

Sau nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra khi trẻ em rơi từ tầng cao xuống ở các khu chung cư, để đảm bảo an toàn cho con mình, các bậc phụ huynh cần trang bị những kỹ năng cần thiết khi sống tại chung cư hay những khu nhà cao tầng như:

- Không để trẻ dưới 6 tuổi ở nhà một mình trong bất cứ trường hợp nào.

- Không nên tin tưởng 100% giao phó tính mạng và sự an toàn của trẻ cho người giúp việc trong gia đình hoặc người già, người cao tuổi hay ngay cả việc để bé tự chơi ở những nơi có nguy cơ tai nạn cao như cầu thang không được che chắn, bảo vệ, khu vực có khí đốt..... Sự tận tâm của người giúp việc cũng như sức khỏe, phản xạ ở người già, người cao tuổi và chính việc thiếu kỹ năng của trẻ nhỏ không là những thứ đáng tin cậy để đảm bảo an toàn cho con của bạn.

- Luôn luôn nhắc và dặn con không leo trèo lên ban công, cửa sổ.

- Luôn đặt cũi, giường, bàn, ghế và các đồ nội thất trong nhà tránh xa ban công, cửa sổ.

- Bảo vệ cửa sổ bằng các chấn song cửa sổ có khoảng cách giữa các song sắt cách nhau không quá 10cm.

- Tất cả các cửa sổ trong các khung chung cư và nhà cao tầng có độ cao hơn 5 mét cách mặt đất đều cần có chốt khóa cửa sổ để đảm bảo không bao giờ mở cửa sổ với khoảng cách rộng quá 12.5cm so với khung cửa.

- Cửa ra ban công luôn được khóa nếu cha mẹ không có nhà hoặc ở nhà nhưng không có khả năng để mắt đến con toàn thời gian.

- Có thể lắp chắn gỗ hoặc inox phân cách thêm một lớp an toàn tại cửa ra ban công.

- Với trẻ nhỏ, không tạo cho con thói quen ra ban công chơi.

- Không bế con lại gần ban công, đùa nghịch sát thành ban công. Điều này sẽ kích thích trẻ tò mò với cảnh quan bên dưới ban công và có thể tự xoay sở để trèo lên khi không có bố mẹ.

- Với các căn hộ chung cư, nếu có điều kiện, cần thiết nên lắp lưới an toàn, lồng sắt hay lồng kính ở ban công.

Theo Phụ Nữ Today

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ