Bộ GD&ĐT: Phấn đấu 100% thủ tục hành chính được giải quyết qua dịch vụ trực tuyến

Bộ GD&ĐT: Phấn đấu 100% thủ tục hành chính được giải quyết qua dịch vụ trực tuyến

Kế hoạch đưa mục tiêu giai đoạn 2019 – 2020 có 20% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của Bộ GDĐT, ngành GDĐT.

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của Bộ GDĐT đạt từ 20% trở lên; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ GDĐT.

Đạt tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; cổng dịch vụ công cung cấp giao điện cho các thiết bị di động; 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp; 50% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử… Rút ngắn từ 30% - 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử…

Giai đoạn 2021 – 2025 đặt mục tiêu có 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tối thiếu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính…

Để thực hiện mục tiêu đề ra, kế hoạch đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử. Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử phù hợp vói xu thế phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới;

Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ ngưòi dân và doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi số quốc gia hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân. Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử. Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ