Bình phục hoàn toàn sau đột quỵ nhờ một mũi tiêm

Bình phục hoàn toàn sau đột quỵ nhờ một mũi tiêm

ThS-BS Nguyễn Văn Minh chăm sóc một cụ ông bị đột quỵ

ThS.BS Nguyễn Văn Minh chăm sóc một cụ ông bị đột quỵ

Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương đã ứng dụng thành công thuốc tiêu sợi huyết (rtPA) cho 2 trường hợp nhồi máu não đến sớm trong 3 giờ đầu tiên.

Sau một thời gian triển khai dùng thuốc tiêu sợi huyết, vừa qua Đơn vị Bệnh lý mạch máu não - BV Cấp cứu Trưng Vương (TPHCM) đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp, trong đó có 2 người bị đột quỵ đã khỏe mạnh và đi lại bình thường.

Trường hợp thứ nhất: bệnh nhân nam P.V.K. (62 tuổi) nhập viện ngày 20/10. Khoảng 8h sáng cùng ngày, bệnh nhân đang ăn sáng cùng gia đình đột ngột nói đớ, méo miệng, yếu nửa người bên trái. Gia đình nhanh chóng đưa ông K. nhập viện vào lúc 9h45.

Khoa Cấp cứu tiến hành xét nghiệm máu và chụp CT scan sọ não. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não giờ thứ 2,5 và chuyển đến Đơn vị Bệnh lý mạch máu não vào lúc 10h30.

Đến 19h cùng ngày sau khi điều trị bằng phương pháp tiêu sợi huyết (rt PA), ông K. hoàn toàn tỉnh táo, tiếp xúc tốt, ăn uống được, còn yếu nhẹ nửa người bên trái. Hiện tại bệnh nhân đã tự đi đứng sinh hoạt bình thường và đang tiếp tục điều trị các bệnh lý phối hợp khác.

Trường hợp thứ 2, ông T.C. D. (40 tuổi) đang ngồi uống cà phê, đột ngột nói đớ, méo miệng, yếu nửa người bên phải, không tự đi lại được. Ông D. nhập viện tại BV Cấp cứu Trưng Vương 45 phút sau đó. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não giai đoạn sớm và dùng thuốc tiêu sợi huyết. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân hoàn toàn hồi phục, đi lại bình thường và xuất viện về theo dõi điều trị ngoại trú.

Ứng dụng thuốc tiêu sợi huyết là một hướng can thiệp tiên tiến đạt hiệu quả cao đối với những bệnh nhân bị nhồi máu não đến sớm trong 3 giờ - “thời gian vàng” trong cấp cứu điều trị.

ThS. BS Nguyễn Văn Minh, trưởng đơn Đơn vị Bệnh lý mạch máu não - BV Cấp cứu Trưng Vương giải thích: “Khi mạch máu não có cục máu đông, sẽ có một vùng não bị hoại tử do không có máu nuôi, và một vùng rộng hơn ở xung quanh đứng trước nguy cơ hoại tử nhưng có thể cứu được trong 3 giờ đầu tiên (vùng “tranh tối tranh sáng”).

Lưu lượng máu đến não bình thường: 50ml/100g não/phút. Tại vùng hoại tử, con số này là <8ml 00g="" não/phút,="" còn="" tại="" vùng="" “tranh="" tối="" tranh="" sáng”="" là="" 12-30ml/100g="">

Nếu bệnh nhân nhập viện kịp thời trong 3 giờ đầu tiên và được tiêm thuốc tiêu sợi huyết, thuốc sẽ có công dụng “giải tán” cục máu đông, giúp máu lưu thông trở lại bình thường”.

BS Minh cho biết, 30% bệnh nhân áp dụng biện pháp này sẽ không bị liệt hoặc chỉ liệt nhẹ sau cấp cứu, và tỷ lệ biến chứng xuất huyết não do tiêm thuốc tiêu sợi huyết là 1/16.

Còn nếu bệnh nhân nhập viện sau 3 giờ sẽ không chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết vì lúc này, tỷ lệ biến chứng cao, tỷ lệ thành công giảm. Bệnh nhân sẽ được chăm sóc đột quỵ theo phác đồ bình thường.

BS Minh chia sẻ: “Có người thắc mắc, tại sao lúc mới đưa đi cấp cứu bệnh nhân còn cử động chân tay, mà sau khi nhập viện lại bị liệt nửa người? Đó là do vùng não bị hoại tử ngày càng lan rộng. Cứ 1 phút sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi. Vì vậy, người bị đột quỵ cần lập tức tới bệnh viện ngay”.
Những điều không được làm khi bị đột quỵ:

- Không được tự ý điều trị cho bệnh nhân, dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió vì những động tác này có thể vô tình làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

- Không được cho bệnh nhân ăn, uống, đề phòng nôn gây trào ngược. Bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.

- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp. Chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 180/100 mmHg (lưu ý không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi).

ThS.BS Nguyễn Văn Minh

Theo Dân Trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ