Biện pháp giúp đi ra đường ngày giông bão an toàn

Sau đây nhà những bí kíp để giúp các bạn tránh bị tổn hại nhất khi gặp phải trời mưa bão

Cần tránh những nơi có điện cao thế vào lúc trời mưa
Cần tránh những nơi có điện cao thế vào lúc trời mưa

Khi xảy ra giông bão phải làm gì?

Khi chuẩn bị có giông bão, ngoài trời sẽ có những dấu hiệu cơ bản như trời tối sầm, tia chớp hay gió mạnh kèm bụi bay mù mịt. Nếu bạn đang ở ngoài đường thì hãy ngừng ngay các hoạt động và tìm nơi trú ẩn trong nhà hoặc các chỗ trú có mái che kiên cố

Nếu bạn đang ở ngoài và không thể tìm được những nơi trú ẩn như vậy thì hãy tránh xa các khu vực đất cao, đồi trống, rãnh nước chảy hay vũng nước nhỏ bởi nó có thể trở thành chiếc hồ lớn nhấn chìm bạn khi có mưa to.

Nhất thiết phải tránh xa những cây cao đứng riêng lẻ và những vật dẫn điện như hàng rào kim loại, xe cộ hay dụng cụ cá nhân có thể dẫn điện. Đừng trốn trong nhà kho, dưới mái tôn, bạt dựng tạm hoặc lều dã ngoại bởi đó không phải là những nơi an toàn.

Nếu bạn đang lái xe, hãy ở yên trong xe và bật đèn chớp. Tránh chạm vào kim loại hoặc các bề mặt có thể dẫn điện trong và ngoài xe. Không lái xe vào vùng nước lũ, khu vực sông suối, cống rãnh bởi nước dâng cao khoảng 30 cm có thể làm xe nổi lên, chỉ cần dòng chảy cao nửa mét nước đã có thể cuốn xe đi.

Bien phap giup di ra duong ngay giong bao an toan - Anh 1

Cần tránh những nơi có cây to

Nên để mở he hé các tấm kính xe đề phòng trường hợp bạn ngủ quên trong xe sẽ bị thiếu dưỡng khí. Xe cần phải đậu nơi thoáng tầm nhìn, cách xa các hàng cây cao, cột điện hoặc bức tường vì rất có khả năng những vật này sẽ bị đổ vào xe theo gió kéo.

Tai nạn điện

Mùa bão, lũ, hệ thống hạ tầng cơ sở, trong đó có hệ thống điện thường bị ảnh hưởng: đứt dây dẫn điện, nghiêng và ngã trụ, cháy nổ các thiết bị điện, nước lũ hoặc sạt lở đất cuốn trôi các trụ điện,…

Bên cạnh đó, còn nhiều sự cố như cây ngã vào lưới điện; gió bão cuốn các biển quảng cáo , mái tôn, rơm, rạ vào dây dẫn điện; nước dâng làm ngập và sạt lỡ công trình điện,… gây ra không ít mối hiểm họa, nguy hiểm cho người dân.

Để phòng tai nạn điện trong mùa mưa bão, nhằm đảm bảo tài sản cũng như tính mạng và sức khỏe, người sử dụng điện cần tuân thủ các nguyên tắc sau: không nên máng dây điện trên cành cây, vách lá, mái nhà… dễ gây chạm chập, cháy nổ; không dựng ăng ten, thả diều gần đường dây điện.

Không dùng điện để chống trộm, bẫy chuột, rà cá… Điện có thể giật chết người khi truyền qua nước. Vì vậy, trong mùa mưa lũ, người sử dụng cần kiểm tra hệ thống dây và các thiết bị điện trong nhà, tránh để dột và ẩm ướt ở những nơi có điện; cẩn thận khi dùng máy bơm nước, đèn chiếu sáng ao cá, chuồng trại,…; không đào ao, mương gần cột điện.

Không treo, phơi quần áo hoặc các vật dụng khác trên đường dây dẫn điện. Không dùng ngón tay để thử xem có điện hay không mà phải dùng bút thử điện để thử.

Ở trong nhà

Nếu đang ở trong nhà, không dùng các thiệt bị điện và điện thoại , thay vào đó hãy dùng tivi hoặc radio chạy pin. Đóng tất cả cửa sổ, cửa chính.

Không đứng gần cửa sổ, cửa kính và những khu vực ẩm ướt trong nhà như nhà vệ sinh, phòng tắm, nhà bếp. Không tắm hoặc sử dụng vòi nước.

Ở yên nơi trú ẩn trong nhà cho đến khi cơn giông qua khỏi. Khi thấy mọi thứ đã an toàn mới gọi điện cho người thân thông báo về tình trạng của bạn hoặc hỏi thăm tình hình. Hãy gọi cứu hộ nếu khu vực của bạn có người bị thương hoặc cần cứu trợ khẩn cấp.

Tai nạn đuối nước

Bien phap giup di ra duong ngay giong bao an toan - Anh 3

Hãy ở trong nhà để đảm bảo an toàn khi mưa lũ xảy ra

Đuối nước là tai nạn thường xảy ra cho các trẻ em, thậm chí cho cả người lớn, nhất là những người sống gần sông, ngòi, hồ đập... Mùa mưa bão thường làm cho nước sông, suối, ao, hồ dâng cao, chảy xiết, làm thay đổi dòng chảy bình thường nên người qua lại các khu vực này rất dễ bị tai nạn.

Để phòng chống đuối nước cần lưu ý không đi qua các khu vực ngập nước, chảy xiết; trong mùa mưa bão nếu phải vượt qua các khu vực ngập nước phải có phao cứu sinh, đi nhiều người (để tương trợ nhau lúc cần thiết).

Cấp cứu người bị sét đánh

Ngoài làm cháy, bỏng, sét gây tác hại hệ thần kinh, gãy xương, mất thính giác, thị giác, hay trí nhớ. Người bị sét đánh cần được cứu trợ ngay tức khắc.

Nếu người bị sét đánh bị ngất (tim ngừng đập, tắt thở) phải thực hiện khẩn cấp các động tác hô hấp, trợ tim nhân tạo. Tìm những nơi bị gãy, đặc biệt cẩn thận không di dời những nạn nhân nếu nghi ngờ bị gãy cột sống. Để những nơi bị bỏng khô và tìm cách nhanh nhất để nhân viên y tế đến.

Theo Phụ Nữ Today

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ