Bị tố “bố trí thực tập như hành xác” nhà trường tức tốc triệu hồi sinh viên

GD&TĐ - Gần đây sinh viênTrường Cao đằng nghề Hà Tĩnh “tố” nhà trường cử đi thực tập sai chuyên môn, học ngành điện nhưng phải đi kéo cáp, đẩy gạch giữa nắng nóng mệt như hành xác. Ban giám hiệu trường đã làm thủ tục cho các em thôi thực tập để quay lại trường.

Sinh viên chụp lại ảnh bị đi lao động, kéo cáp giữa nắng nóng.
Sinh viên chụp lại ảnh bị đi lao động, kéo cáp giữa nắng nóng.

Nhà trường nhận sai sót

Trước sự việc trên, trao đổi với PV Báo Giáo dục và Thời đại ông Nguyễn Trọng Tấn - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Hà Tĩnh cho biết: Sau khi có thông tin nêu trên, ngay lập tức ban lãnh đạo nhà trường đã cử một thầy giáo tức tốc bay vào nơi các em đang thực tập để nắm tình hình.

Ông Tấn thông tin, từ báo cáo cụ thể của cán bộ trực tiếp vào hiện trường, nhận thấy việc các em làm việc ở ngoài trời nắng to, công việc vất vả và ít liên quan đến các ngành học nên trường quyết định hoãn chuyến thực tập trên để đưa các em về trường.

Theo nguồn tin của Báo Giáo dục và Thời đại, thời gian gần đây, nhiều sinh viên (SV) lớp K22A1 (năm 1, 2), Trường Cao đẳng Nghề Hà Tĩnh đã bức xúc “tố” nơi đào tạo của mình bố trí sai thực hành trong chuyến đi “thực tập, trải nghiệm thực tế”.

Theo phản ánh của SV, thay vì được thực tập, trải nghiệm đúng với chuyên ngành theo học "Điện công nghiệp, Cơ điện tử điện" tại công ty xây dựng số 5 (có trụ sở tại TP HCM), thực tế các em SV lại phải đi thực tế tại công trường thi công nhà máy năng lượng mặt trời có địa chỉ tại xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai). Đáng nói số SV này chỉ tham gia kéo cáp, xúc cát, bốc gạch với điều kiện làm việc quá sức, nắng nóng.

Ngoài việc thực tập không đúng chuyên ngành, theo các SV, tiền công các em được trả chưa tương xứng với sức lực mình bỏ ra. Cụ thể, dù môi trường công việc khắc nghiệt, làm công việc nặng nề như kéo cáp, đẩy gạch… nhưng mỗi SV chỉ nhận được 180 nghìn đồng, trừ tiền cơm chỉ còn lại 130 nghìn đồng/ngày.

“Qua sự việc đáng tiếc trên, nhà trường xin rút kinh nghiệm, và tới đây sẽ rà soát lại việc cử SV nhà trường đi thực tập tại các doanh nghiệp”, ông Tấn cho biết.

Một SV giấu tên xác nhận: “Trường đã vào tận nơi bọn em thực hành. Bọn em cũng đã nhận được thông báo quay về trường, chứ không tiếp tục việc thực tập tại công trường Nhà máy năng lượng mặt trời nữa”.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tại Hà Tĩnh phối hợp với Trường Cao đẳng Nghề Hà Tĩnh, công ty xây dựng số 5 làm rõ nguyên nhân để xảy ra vụ việc.

Còn dư luận thì sao?

Những bình luận trên các phương tiện truyền thông báo chí
 Những bình luận trên các phương tiện truyền thông báo chí 

Việc bố trí sai chuyên môn trong quá trình đi thực tập của các em sinh viên trường nghề, với dư luận họ luôn khắt khe. Sinh viên đi thực tập mà kéo cáp, đẩy gạch giữa nắng nóng thì quả áp lực, vượt sức lao động. Tuy nhiên, với cách nhìn nhận khác, nhiều người nghĩ rằng, đó là việc thuần túy, không có gì phải la hét, kêu than rằng “bất công” mà thực tế đó là một trải nghiệm?

Bình luận trên các phương tiện truyền thông, tôi đọc được một nhận xét của bạn có nick name Thienlocnguyenrằng: “Thực tế ra con người lao động là phải vất vả. Tôi luyện tí đã kêu thì sau này ăn cám nhé. Tôi là người lao động trực tiếp, tôi ghét nhất kiểu người sợ vất vả, thu nhập thấp hơn sức mình bỏ ra. Mệt tí đã kêu trời, mình làm việc luôn nghĩ mình làm quá thì người khác hưởng.Học nghề mà sợ khổ thì bỏ đi”.

Đồng suy nghĩ, một độc giả khác cũng nhận xét, “Quá ảo tưởng.Các bạn sinh viên nghĩ mình là thần thánh.Siêu năng lực. Kéo cáp là may. Chưa có gì là hành cả.Rồi sau này trường, đời sẽhành các bạn nếu không chịu khổ luyện”.

Hay như một bình luận khác, sát thực tế hơn, “5 triệu/1 tháng đối với thực tập là cao đấy, các em chưa hiểu cuộc đời ăn no ngủ say thì sao thấu hiểu cái khổ của lao động chân tay lại đòi hỏi số tiền ít so với " sức lao động bỏ ra". Vâng cứ đòi đúng với chuyên nghành nhưng thực tế kỹ thuật các em liệu có làm được không.Rồi ra trường lại than thở kiểu không đúng nghành học vì có chịu khổ đâu chỉ thích chơi thôi.Đến khi 35 tuổi làm bố và mẹ rồi các bạn sẽ hiểu để trưởng thành và chín chắn sẽ mất rất nhiều thời gian”.

Tuy nhiên, bên cạnh sự đồng tình, nhiều bạn đọc không đồng tình với việc nhà trường bố trí sai chuyên ngành thực tập, thậm chí lợi dụng sức lao động của các em để “móc nối” với doanh nghiệp thực hiện những việc sai trái.

Bạn đọc khác phân tích, “Chúng ta phải hiểu đúng bản chất vấn đề.Thứ nhất, cái sai của nhà trường là chọn nơi thực tập không đúng chuyên môn.Nếu đã vậy thì doanh nghiệp đào tạo được gì về kinh nghiệm và kỹ năng cho sinh viên. Hơn nữa cái công việc các bạn làm là công việc lao động phổ thông đơn thuần. Thứ hai, đã là thực tập thì không ép các bạn làm việc như lao động của doanh nghiệp được. Và các bạn nếu làm như lao động của doanh nghiệp thì tất nhiên là phải trả thù lao xứng đáng. Bạn có biết đồng tiền thù lao trả chi học sinh sao thấp thế không vì một phần tiền công của các em đã được cắt để chi hoa hồng cho nhà trường rồi. Và ở đây doanh nghiệp được hưởng lợi rất lớn.Đó là không phải đóng BHXH, BHYT và các phúc lợi khác nữa”.

“Tôi thấy nhiều người trong câu chuyện này đã hiểu sai sinh viên. Một là hoạt động mà các em đang tham gia là hoạt động gì: Trải nghiệm ren luyện hay thực tế, kiến tập hay thực tập. Hai là theonhững gì đã nêu trong bài báo thì đây là đợt thực tập nên SV đã đúng. Mỗi hoạt động có mục đích, nhiệm vụ riêng” - một độc giả nhận xét.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ