Bí quyết xây dựng thực đơn giàu vitamin trong trường mầm non

GD&TĐ - Nhiều gia đình hiện nay chưa chú trọng đến chế độ ăn cho trẻ đủ chất - khoa học và hợp lí mà chỉ sử dụng các thực phẩm ăn nhanh chế biến sẵn hoặc chủ yếu là thịt, để chế biến các món ăn hàng ngày.

Bí quyết xây dựng thực đơn giàu vitamin trong trường mầm non

Bởi vậy, việc xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng, giàu vitamin cho trẻ trong trường mầm non trở nên vô cùng quan trọng.

Chia sẻ về vấn đề này, cô Trần Thị Hồng Hạnh - Trường mẫu giáo mầm non A (Hà Nội) cho biết, nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp và rất có hiệu quả. 

Đó là: Sử dụng thực phẩm tươi, sạch theo mùa; lựa chọn thực phẩm giàu Canxi, Sắt, Vitamin A và B1 để xây dựng thực đơn; phối hợp nhiều loại thực phẩm hàng ngày; hạn chế sự hao hụt lượng Vitamin và khoáng chất trong khâu chế biến.

Tránh hao hụt vitamin trong trực phẩm, rau quả

Cô Trần Thị Hồng Hạnh cho rằng, sử dụng thực phẩm tươi sạch, rau củ quả theo mùa giúp lượng vitamin và khoáng chất không bị hao hụt do bảo quản. Khi xây dựng thực đơn cần chú ý điều này.

Mùa đông với các món rau tổng hợp (bắp cải, súp lơ, su hào ... ) xào với mực, thịt lợn, thịt bò, cá... , có thể đưa thêm cần tây, nấm hương để vừa tăng thêm mùi thơm ngon cho món ăn vừa bổ sung thêm lượng can xi có trong cần tây, nấm hương.

Mùa hè chọn các loại rau như mồng tơi, mướp nấu tôm, cua, rau muống nấu thịt bò... Đó là những loại rau giàu can xi.

Thực phẩm theo mùa vừa rẻ, vừa ngon lại đảm bảo được chất lượng thực phẩm vì thức ăn tươi và sạch rất quan trọng để có dinh dưỡng tốt.

Sử dụng những thực phẩm giàu Can xi, sắt và Vitamin B1, A

Để thực đơn hàng ngày của trẻ cung cấp đủ lượng Vitamin và khoáng chất theo nhu cầu lứa tuổi, khi xây dựng thực đơn, cần nghiên cứu và nắm vững vai trò và giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm, đó là cơ sở để lựa chọn thực phẩm giàu Canxi, Sắt,Vitamin B1và A.

 Thực phẩm giàu Canxi gồm:

STT

Thành phần thực vật trong 100g tp ăn được

Đơn vị (mg)

STT

Thành phần động vật trong 100g tp ăn được

Đơn vị (mg)

1

Vừng đen- trắng

1200,0

18

Cua đồng

5040

2

Mộc nhĩ

357

19

Sữa bột tách béo

1400

3

Rau giền cơm

341

20

Tôm đồng

1220

4

Cần tây

325

21

Sữa bột toàn phần

939

5

Rau răm

316

22

Tép gạo

910

6

Rau giền đỏ-trắng

288

23

Phomat

760

7

Lá lốt

260

24

Chai

668

8

Kinh giới

246

25

Nước mắm cá

386,7

9

Thìa là

200

26

Sữa đặc có đường

307

10

Tía tô

190

27

Tôm khô

236

11

Nấm hương

184

28

Lòng đỏ trứng vịt

146

12

Sấu xanh

134,5

29

Hến

144

13

Rau mồng tơi

176

30

Cua bể

141

14

Rau thơm

170

31

Lòng đỏ trứng gà

134

15

Rau ngót

169

32

Sữa chua

120

16

Đậu tương(đậu nành)

165

33

Rau mùi

133

17

Đậu trắng hạt

160

34

Rau muống

100

Thực phẩm giàu B1

STT

Thành phần thực vật trong 100g tp ăn được

Đơn vị (mg)

STT

Thành phần động vật trong 100g tp ăn được

Đơn vị (mg)

1

Đậu Hà Lan (hạt)

0,77

11

Sườn lợn

0,96

2

Đậu xanh

0,72

12

Thịt lợn nạc

0,90

3

Hạt sen

0,64

13

Lòng đỏ trứng vịt

0,54

4

Đậu đũa

0,59

14

Thịt lợn ba chỉ sấn

0,53

5

Đậu tương

0,54

15

Sữa bột tách béo

0,42

6

Đậu trắng (hạt)

0,54

16

Gan lợn

0.40

7

Đậu đen

0,50

17

Lòng đỏ trứng gà

0,32

8

Lạc hạt

0,44

18

Gạo nếp cái

0,30

9

0,40

19

Vừng trắng đen

0,30

10

Đậu Hà Lan

0,40

20

Tỏi ta

0,24

Thực phẩm giàu Sắt:

STT

Thành phần thực vật trong 100g tp ăn được

Đơn vị (mg)

STT

Thành phần động vật trong 100g tp ăn được

Đơn vị (mg)

1

Thịt bò

2.7

10

Đậu tương

11.0

2

Trứng gà toàn phần

2.7

11

Đậu đen

6.1

3

Lòng đỏ trứng

7.0

12

Đậu xanh

4.8

4

Thịt vịt

1.8

13

Đậu phụ

2.2

5

Tim lợn

5.5

14

Vừng

10.0

6

Bầu dục lợn

7.8

15

Lạc

2.2

7

Gan lợn

12.0

16

Rau ngót

2.7

8

Gan gà

8.2

17

Súp lơ

1.4

9

Mộc nhĩ

56.0

18

Nấm hương khô

35.0

Thực phẩm giàu Vitamin A:

STT

Thành phần thực vật trong 100g thực phẩm ăn được

Đơn vị (mg)

STT

Thành phần động vật trong 100g thực phẩm ăn được

Đơn vị (mg)

1

Thịt gà

0.12

4

Trứng vịt

0.36

2

Thịt vịt

0.27

5

Sữa đặc có đường

0.03

3

Trứng gà toàn phần

0.70

6

Thịt lợn nửa nạc nửa mỡ

0.01

Phối hợp nhiều loại thực phẩm

Không có thức ăn nào có giá trị dinh dưỡng toàn diện trừ sữa mẹ ở 6 tháng đầu tiên. Vì vậy tính đa dạng là yêu cầu của một chế độ ăn hợp lý. Trẻ không thể sống khỏe mạnh nếu chỉ dựa vào một loại thức ăn.

Thức ăn dùng hàng ngày chia thành 4 nhóm: Nhóm lương thực, nhóm giầu chất đạm, nhóm giàu chất béo, nhóm rau, quả. Mỗi nhóm thức ăn trên không chỉ có một chất mà thường đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.

Tuy nhiên, bất kỳ một loại thức ăn nào, dù được gọi là hoàn chỉnh cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh  dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.

Mỗi thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp nhiều loại thức ăn ta có thêm nhiều chất dinh dưỡng và chất nọ bổ sung chất kia, ta sẽ có một bữa ăn cân đối, đủ chất, giá trị sử dụng sẽ tăng lên.

Do đó, hàng ngày chúng ta cần ăn những món ăn đa dạng, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm trong 4 nhóm kể trên.

Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn của trường mầm non A là  đảm bảo đủ 4 nhóm loại thực phẩm: Protein, Lipit, Gluxit, Vitamin và muối khoáng. Hàng ngày sử dụng ít nhất từ 15 đến 20 loại thực phẩm.

Không có thực đơn đơn điệu. Các món ăn trong ngày từ món mặn, món canh hay bữa quà chiều đều được chú ý sử dụng nhiều loại thực phẩm trong cùng 1 nhóm và từ 2 đến 4 nhóm trong một món.

Ví dụ Món Ruốc : Nguyên liệu chính là thịt lợn; sử dụng thêm thịt gà hoặc thịt thăn bò hoặc cá thu, cá rô phi, tôm ... và trộn thêm vừng vừa giảm mùi tanh từ cá, tôm vừa tăng lượng can xi, sắt  vì vừng là thực phẩm giàu canxi và sắt.

Cũng cần lưu ý cách chế biến thực phẩm đúng nguyên tắc thì thực phẩm mới không bị hao hụt lượng canxi - B1.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ