Kỹ năng cần có để làm tốt một bài tập hóa học
Để làm tốt một bài tập hóa học, học sinh phải nắm vững phần lý thuyết hóa học. Sẽ không thể giải được bài toán hóa học nếu không biết các chất tiếp xúc với nhau có xảy ra phản ứng không, phản ứng nào xảy ra. Vì vậy cần nắm chắc tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ, các chất vô cơ cụ thể...., để có thể dự đoán các phản ứng.
Ví dụ: BaO phản ứng với nước tạo Ba(OH)2 nhưng MgO không phản ứng với nước vì Ba(OH)2 tan còn MgO và Mg(OH)2 không tan.
Fe phản ứng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng nhưng Cu không phản ứng vì Fe đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại còn Cu đứng sau H.
Metan và etilen đều tham gia phản ứng cháy nhưng chỉ có C2H4 làm mất màu dung dịch brom.
Rượu etylic và axit axetic đều phản ứng với natri tạo khí nhưng chỉ có axit axetic phản ứng với CaCO3....
Ngoài việc nắm chắc lý thuyết, còn phải biết sử dụng thành thạo các phương pháp giải cũng như thủ thuật tính toán đặc biệt.
Lưu ý với giáo viên
Giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ không thể đạt được mục đích nếu như không chọn lọc, nhóm các bài tập biện luận theo từng dạng, nêu đặc điểm của dạng và xây dựng hướng giải cho mỗi dạng.
Đây là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác bồi dưỡng vì nó là cẩm nang giúp học sinh tìm ra được hướng giải một cách dễ dàng, hạn chế tối đa những sai lầm trong quá trình giải bài tập, đồng thời phát triển được tìm lực trí tuệ cho học sinh (thông qua các bài tập tương tự mẫu và các bài tập vượt mẫu).
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ nội dung cho mỗi dạng bài tập cần bồi dưỡng cho HS. Xây dựng được nguyên tắc và phương pháp giải các dạng bài toán đó.
Tiến trình bồi dưỡng kỹ năng được thực hiện theo hướng đảm bảo tính kế thừa và phát triển vững chắc. Giáo viên có thể bắt đầu từ một bài tập mẫu, hướng dẫn phân tích đầu bài cặn kẽ để học sinh xác định hướng giải và tự giải, từ đó các em có thể rút ra phương pháp chung để giải các bài toán cùng loại. Sau đó, tổ chức cho HS giải bài tập tương tự mẫu; phát triển vượt mẫu và cuối cùng nêu ra các bài tập tổng hợp.
Mỗi dạng bài toán, giáo viên đưa ra nguyên tắc nhằm giúp các em dễ nhận dạng loại bài tập và dễ vận dụng các kiến thức, kỹ năng một cách chính xác; hạn chế được những nhầm lẫn có thể xảy ra trong cách nghĩ và cách làm của HS.
Bên cạnh đó, sau mỗi dạng, cần chú trọng đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả, sửa chữa rút kinh nghiệm và nhấn mạnh những sai sót mà học sinh thường mắc phải.
Để giúp học sinh nhanh chóng có thể tự giải được các bài toán hóa học từ đơn giản đến phức tạp, thầy Hoàng Thành Chung (THCS Nguyễn Thiện Thuật, Hưng Yên) đã đưa ra những hướng dẫn căn bản để giải một bài toán hóa học, xây dựng những cách giải hay và nhiều cách giải trong một bài toán, ngoài ra trong mỗi chương còn lại của quyển sách này đều có phần tóm tắt lý thuyết và các bài toán điển hình.
Cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo tốt cho các thầy cô, các bậc phụ huynh, cũng là tài liệu bồi dưỡng tốt cho các em học sinh khá giỏi, học sinh thi vào các trường chuyên, lớp chọn.
Xem cụ thể tài liệu TẠI ĐÂY