Bí kíp giúp cánh mày râu thêm tự tin vào bếp

GD&TĐ - Hướng dẫn tỉ mỉ, chia sẻ mẹo nấu ăn và luôn dành lời động viên, khích lệ giúp phái mạnh thêm vui vẻ, tự tin mỗi khi vào bếp.  

Chị em nên dành những lời khen ngơi, động viên cho chồng.
Chị em nên dành những lời khen ngơi, động viên cho chồng.

Chị Mai Hương (Định Công, Hà Nội) tâm sự: "Chồng tôi không nề hà việc nấu nướng. Nhưng nhược điểm là làm rất lâu và lần nào nấu xong bếp cũng bừa bộn như một bãi chiến trường. Anh ấy nấu xong, tôi dọn dẹp còn mệt hơn nên tôi ít khi để anh vào bếp, tự mình làm cho nhanh".

Có nhiều lý do khiến đàn ông Việt ngại vào bếp. Không chỉ vì cánh mày râu ngại làm vì sự vụng về của mình mà có thể do chính những người phụ nữ ngại cho chồng đun nấu vì những rắc rối các anh mang lại khi đứng bếp. Đôi khi, chỉ vì một câu chê hay phàn nàn của người phụ nữ cũng có thể khiến các anh nản lòng, thêm lười nấu nướng.

Để khích lệ và giúp cánh mày râu làm tốt hơn khi đứng bếp, chị em có thể học hỏi những tuyệt chiêu của chương trình "Vào bếp khó gì".

Hướng dẫn tỉ mỉ và bật mí bí quyết nấu ăn

Không phải là những người quen thuộc với góc bếp bởi vậy khi mới bắt đầu, chị em nên đồng hành cùng chồng, hướng dẫn anh tỉ mỉ từng loại vật dụng, gia vị thường sử dụng. Cũng bởi vậy mà xuyên suốt hành trình "Vào bếp khó gì" luôn có vua đầu bếp Phạm Tuấn Hải đứng bên cạnh hướng dẫn và giúp sức phái mạnh.

Khi có một quân sư bên cạnh để trợ giúp và động viên, cánh mày râu sẽ thêm tự tin trổ tài. Tham gia "Đầu bếp khó gì" bạn còn được đầu bếp Phạm Tuấn Hải bật mí các bí kíp để nấu ngon hơn, nhanh hơn.

Bí kíp giúp cánh mày râu tự tin vào bếp - 1

Cánh mày râu sẽ thêm tự tin khi có người cùng vào bếp.

Muốn các ông chồng chăm vào bếp, chị em nên tạo một không khí thoải mái, ấm cúng để họ không thấy tẻ nhạt, nhàm chán. Trong lúc làm, chị em hãy tích cực chia sẻ những bí quyết hay để các ông chồng dần nâng cao tay nghề bếp núc, không còn tự ti, ngại làm.

Luôn khích lệ, động viên, khen ngợi

"Ông xã nêm vừa quá", "bố nấu ngon như mẹ rồi" hay "món này anh làm còn hơn cả em"... là những câu động viên giúp phái mạnh thêm tự tin vào khả năng bếp núc của mình.

Luôn dành cho người tham gia những lời khen ngợi, đó là thói quen của đầu bếp Phạm Tuấn Hải trong mỗi chương trình ẩm thực. "Tính tự trọng của đàn ông cao lắm. Không chỉ phụ nữ mà cánh đàn ông cũng rất thích được khen. Một lời động viên sau mỗi lần anh ấy trổ tài hay cách góp ý nhẹ nhàng sẽ khiến họ vui vẻ và hào hứng hơn với mỗi lần vào bếp", đầu bếp Tuấn Hải cho biết.

Bí kíp giúp cánh mày râu tự tin vào bếp - 2

Chị em nên dành những lời khen ngơi, động viên cho chồng.

Tạo không khí vui vẻ trong bếp

Theo đầu bếp Tuấn Hải, không khí gia đình rất quan trọng. Nhà là nơi để mỗi người trở về sau ngày làm việc căng thẳng, nơi mọi niềm vui, nỗi buồn được sẻ chia. Bởi vậy, việc duy trì không khí đầm ấm, vui tươi trong nhà giúp các thành viên luôn trân trọng tổ ấm.

Căn bếp gia đình cũng vậy, nó không chỉ là nơi diễn ra những bữa ăn, nó còn là nơi thể hiện tình cảm của người mẹ, người vợ hay bất cứ thành viên nào trong từng món ăn họ chuẩn bị.

Khi nấu nướng, các cặp vợ chồng nên giúp đỡ nhau, tạo không khí thoải mái, vui tươi để công việc bếp núc không còn là gánh nặng của bất kỳ ai. 

Căn bếp là nơi "giữ lửa" của mỗi gia đình, nơi các thành viên kết nối với nhau. Hiểu điều này, chương trình "Vào bếp khó gì" mong muốn làm ấm căn bếp của mỗi gia đình từ việc khuyến khích cánh mày râu chia sẻ công việc bếp núc cùng vợ. Đây không chỉ là bí kíp để giữ gìn hạnh phúc mà còn mang tới nhiều phương pháp chế biến món ngon giúp thay đổi bữa ăn hàng ngày.

Theo Ngoisao.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ