Giáo sư Tôn Diệu Dân, trưởng Khoa Phẫu thuật Tụy và Dạ dày, Bệnh viện ung thư thuộc Viện Khoa học y học Trung Quốc chia sẻ về một trường hợp: Tiểu Lưu, 27 tuổi bị hôi miệng khoảng 6, 7 năm, nhưng bất luận là 1 ngày đánh răng bao nhiêu lần hoặc uống thuốc điều trị cũng đều không có tác dụng. Do đó, Tiểu Lưu không dám đứng gần người khác và anh phải thường xuyên nhai kẹo cao su.
Gần đây, Tiểu Lưu xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói và ợ hơi.
Đến bệnh viện kiểm tra, bệnh nhân cho kết quả dương tính với Helicobacter pylori, nghiêm trọng vượt quá tiêu chuẩn. Ngay sau đó, bác sĩ sắp xếp cho Tiểu Lưu đi nội soi dạ dày, phát hiện dạ dày của Tiểu Lưu có một vùng loét lớn, làm thêm các xét nghiệm khác, chẩn đoán Tiểu Lưu bị bệnh ung thư dạ dày.
Bác sĩ nói rằng, tình trạng hôi miệng lâu dài của Tiểu Lưu chính là biểu hiện của ung thư.
Tại sao ung thư dạ dày gây hôi miệng?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các bệnh ung thư dạ dày là ung thư dạ dày loại hình đường ruột, có liên quan chặt chẽ với nhiễm trùng Helicobacter pylori.
Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ở mức cao, đặc biệt có nhiều ở những bệnh nhân trẻ tuổi và hầu hết những người nhiễm bệnh sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày.
Giáo sư Tôn Diệu Dân cho biết thêm: "Helicobacter pylori không chỉ ký sinh trong khoang miệng, mà còn ký sinh trong niêm mạc dạ dày, gây hôi miệng khó chịu.
Thông thường bạn bị hôi miệng sau khi ăn, mùi hôi có vị chua, vị như thịt hỏng, thời gian dài không có sự cải thiện, bạn cần phải cảnh giác với sự hiện diện của ung thư dạ dày".
Mối quan hệ giữa Helicobacter pylori và ung thư dạ dày?
Nghiên cứu năm 1998 của học giả Nhật Bản Watanabe đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho bệnh ung thư dạ dày do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, xác nhận rằng nhiễm trùng Helicobacter pylori là thủ phạm của quá trình gây bệnh: "Viêm dạ dày không teo mạn tính → viêm teo dạ dày → thành ruột biến đổi → tăng sinh dị dạng → ung thư dạ dày".
Helicobacter pylori là loại vi sinh vật duy nhất được biết đến có thể tồn tại trong dạ dày và được phân loại là "chất gây ung thư loại 1" bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới. Helicobacter pylori, vì tác dụng độc hại của chính nó, có thể gây biến đổi ác tính của niêm mạc dạ dày, gây ung thư dạ dày. Đặc biệt là những người đã bị các bệnh về đường tiêu hóa sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Nhưng cần phải làm rõ ràng, Helicobacter pylori sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, không có nghĩa là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori tương đương với ung thư dạ dày. Do đó mọi người không cần phải hoảng sợ.
Làm thế nào để phòng ngừa Helicobacter pylori?
Helicobacter pylori dễ lây lan và có thể truyền qua tay, thực phẩm không sạch, bộ đồ ăn không sạch, nước thô… "ăn uống" là phương pháp lây truyền quan trọng nhất.
Do đó, chúng ta nên chú ý đến việc khử trùng bộ đồ ăn và vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt những người lớn tuổi, hãy cố gắng không nhai thức ăn trong miệng trước khi cho trẻ ăn, để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
Chú ý thực phẩm sạch, khi ăn thực phẩm như ăn trái cây và rau sống, tốt nhất là ngâm nó trong nước muối trong 10-20 phút hoặc gọt vỏ trước khi ăn. Duy trì sức khỏe răng miệng, đánh răng thường xuyên ngày 2 lần sáng và tối, sau mỗi lần ăn nên súc miệng thật sạch. Khoảng 3 tháng thay bàn chải đánh răng một lần.
Tóm lại, ung thư dạ dày là khối u ác tính tương đối phổ biến, cách để giảm hiệu quả bệnh tật và giảm tử vong do ung thư dạ dày là phát hiện và điều trị sớm.
Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở dạ dày, bạn phải đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời và không cần uống thuốc dạ dày. Mọi người nên nhớ rằng: "Ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư dạ dày".