Bị chó cắn, nam sinh chế tạo thiết bị đuổi chó cực kỳ hiệu quả

GD&TĐ - Sau khi nghiên cứu, Minh đã khảo sát tình hình thực tiễn và có kết quả đáng mừng: “Em đã tiến khảo sát và tiến hành thử nghiệm 3 lần trên đàn chó tại nhà bác Lê Văn Long (Bắc Ninh) cho kết quả tốt. Ở ngưỡng âm thanh 40 kHz (120 dB), đàn chó phản ứng, lùi lại dần, 9 con bỏ chạy...".

Nguyễn Tấn Minh – Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học QGHN.
Nguyễn Tấn Minh – Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học QGHN.

Từ trải nghiệm bản thân bị chó cắn, Nguyễn Tấn Minh – Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã nghiên cứu chế tạo “thiết bị thông minh phát hiện tiếng sủa và đuổi chó - D.S Dog Security”. Ý tưởng của em  thuyết phục được Hội đồng nhà trường chọn tham gia “Học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia”.

Ý tưởng từ những lần bị chó cắn

Nguyễn Tấn Minh đã từng 2 lần bị chó đuổi lúc lên 4 tuổi và một lần bị chó cắn lúc 9 tuổi. Khi đó, gia đình em và cả gia đình có chó rất lo lắng phải theo dõi con chó có mắc bệnh dại hay không. Từ đó, em cũng rất sợ mỗi khi đến gần chó.

Nhưng, đó cũng chính là động lực để Minh nảy sinh ý tưởng phải nghiên cứu được thiết bị phòng chống chó tấn công hoặc xua đuổi chó.

Vóc dáng nhỏ nhắn, khá nhanh nhạy trong giao tiếp nhưng khi biết mục đích của chúng tôi là viết bài về công trình nghiên cứu khoa học của em lên báo để nhân rộng mô hình cho các bạn trẻ học tập, Minh khiêm tốn cho rằng: “Em có làm được gì đâu, chỉ mong những bài học của chúng em được vận dụng vào thực tiễn giúp đỡ mọi người thôi”.

Năn nỉ mãi, cậu mới chịu “tiết lộ” quá trình bắt tay vào thực hiện đề tài của mình.

Minh cho biết: “Hiện nay có 2 thiết bị dùng sóng siêu âm trên thị trường nhưng có nhược điểm là gắn cố định một chỗ, kích thước khá to và sử dụng bấm nút dạng cơ. Vì vậy mục tiêu của em là xây dựng thiết bị thông minh phát hiện tiếng sủa và đuổi chó, thiết bị tiện lợi trong sử dụng, hình dạng thân thiện với trẻ em.

Thiết bị này tiện lợi cho người sử dụng ở mọi nơi. Đồng thời, thiết bị có thể tích hợp thêm các tích năng khác như định vị người dùng trong việc tìm trẻ em bị lạc, phát tín hiệu SOS để hỗ trợ giúp người dùng thiết bị”.

Những con chó lùi lại dần và bỏ chạy

Ở Việt Nam, pháp luật có quy định việc quản lý vật nuôi, theo đó, người nuôi chó phải có trách nhiệm thường xuyên xích chó, không được thả rông, để chó cắn người.

Thiết bị của Minh sau khi nghiên cứu.
 Thiết bị của Minh sau khi nghiên cứu.

Tuy nhiên, việc chấp hành những quy định trên ở người dân còn rất hạn chế. Tại các vùng nông thôn, người dân có xu hướng thả chó tự do. Ngay cả tại các thành phố lớn, khi dắt chó đi dạo tại các công viên hay đến các nơi đông người, người nuôi chó thường chưa quan tâm khi để ý đến việc phải đeo rọ mõm, hay xích chó cẩn thận.

Cũng chính vì lý do đó mà hàng năm có rất nhiều vụ chó cắn thương tâm đã xảy ra ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe và tâm lý của nạn nhân.

Sau khi nghiên cứu, Minh đã khảo sát tình hình thực tiễn và có kết quả đáng mừng: “Em đã tiến khảo sát khả năng phát âm thanh trên nhiều tần số của thiết bị ở phòng thí nghiệm và tiến hành thử nghiệm 3 lần trên đàn chó tại nhà bác Lê Văn Long (Bắc Ninh) cho kết quả tốt. Ở ngưỡng âm thanh 40 kHz (120 dB), đàn chó phản ứng, lùi lại dần, 9 con bỏ chạy...".

“Hãy tưởng tượng đột nhiên có một chú chó lạ chạy tới phía bạn, sủa inh ỏi và muốn cắn bạn, vậy bạn nên làm gì lúc đó? Có rất nhiều cách để xử lý tình huống này một cách hiệu quả, tuy nhiên cũng có một vài cách sẽ làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

Chó có thể cảm nhận được nỗi sợ hãi của bạn, do vậy việc bạn trở nên kích động dẫn tới hành động chạy hay la hét có thể làm cho chúng cảm thấy tự tin hơn trong việc tấn công bạn.

Tồi tệ hơn là việc bạn thể hiện rằng bạn muốn tấn công chúng sẽ dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Do đó trong tình huống bị chó tấn công, thiết bị thông minh D.S Dog Security sẽ giúp bạn phòng vệ có hiệu quả” – Minh chia sẻ.

Điểm mới của thiết bị, ngoài việc được kích hoạt chế độ bảo vệ con người một cách thủ công, thiết bị cũng có thể hoạt động một cách tự động thông qua việc sử dụng một micro gắn trên thiết bị để phát hiện tiếng chó.

Sau khi xây dựng, thiết bị được đưa ra kiểm tra để khảo sát, đánh giá khả năng phát ra sóng âm thanh theo tần số mong muốn. Để dễ dàng hơn cho việc khảo sát ở nhiều tần số khác nhau, Minh xây dựng một phần mềm trên máy tính giúp điều khiển tần số mà thiết bị phát ra trực tiếp trên máy tính.

Sau khi nghiên cứu, Minh đã khảo sát tình hình thực tiễn và có kết quả đáng mừng: “Em đã tiến khảo sát khả năng phát âm thanh trên nhiều tần số của thiết bị ở phòng thí nghiệm và tiến hành thử nghiệm 3 lần trên đàn chó tại nhà bác Lê Văn Long (Bắc Ninh) cho kết quả tốt. Ở ngưỡng âm thanh 40 kHz (120 dB), đàn chó phản ứng, lùi lại dần, 9 con bỏ chạy...".

Minh cho biết thêm: "Trong tương lai, thiết bị này sẽ phát triển thêm các tính năng khác như tích hợp có nhiều tần số sóng siêu âm…, như gọi SOS khẩn cấp khi có tín hiệu, lắp định vị GPS để kiểm soát vị trí người dùng và các mẫu mã sẽ đa dạng hơn".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ