Bí ẩn vùng đất bỗng nhiên mọc lên hàng nghìn nấm mồ

Bí ẩn vùng đất bỗng nhiên mọc lên hàng nghìn nấm mồ

Trên một vùng thảo nguyên gần thành phố Olympia, Washington, Mỹ có hàng nghìn, hàng nghìn nấm mồ nhô lên khỏi mặt đất như bong bóng. Những nắm đất này được gọi là mồ Mima.

Mồ Mima có kích thước khoảng hơn 2 mét, được phát hiện lần đầu vào năm 1841 do nhà thám hiểm người Charles Wilkes tìm thấy. Từ đó đến nay, mồ Mima trở thành bí ẩn hấp dẫn các nhà khoa học.

Ban đầu, Wilkes nghĩ rằng đây là mộ của người Ấn Độ cổ xưa. Tuy nhiên, khi đào lên, bên trong lại chẳng có gì. Những nấm mồ Mima này đã có tuổi đời hàng nghìn năm nhưng không ai có thể xác định nguyên nhân xuất hiện số lượng lớn nấm mồ này.

Đã có rất nhiều giả thiết đưa ra như động đất, sông băng hay cả người ngoài hành tinh, tuy nhiên chưa có giải thiết nào thuyết phục được đa số.

Mồ Mima xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Có nơi gọi là gò đồng cỏ, có nơi gọi là gò mum hay đồi nhỏ,... Hình dạng và kích thước những gò đất này cũng khác nhau tùy từng khu vực. Có nơi, trong gò đất còn lẫn cả than, chất hữu cơ,...

Ban đầu, mồ Mima tại Washington có gần 900.000 cái, một con số quá khủng khiếp. Tuy nhiên, theo sự phát triển của xã hội, số lượng gò ngày càng giảm và đang cần được sự bảo vệ từ chính quyền để hình thái độc đáo này không bị mai một và biến mất.

bi an vung dat bong nhien moc len hang nghin nam mo hinh anh 2

Cận cạnh một nấm mồ Mima. Đến nay vẫn chưa có ai giải đáp được bí ẩn về mồ Mima.

bi an vung dat bong nhien moc len hang nghin nam mo hinh anh 3

Mồ Mima thường có đường kính 2m hoặc hơn, bên trong chủ yếu là đất bình thường, không có gì đặc biệt.

bi an vung dat bong nhien moc len hang nghin nam mo hinh anh 4

Mồ Mima đã có tuổi đời hàng nghìn năm.

bi an vung dat bong nhien moc len hang nghin nam mo hinh anh 5

Một con sông chảy qua khu mồ Mima ở Washington, Mỹ.

bi an vung dat bong nhien moc len hang nghin nam mo hinh anh 6

Mồ Mima vào mùa hoa.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.