Bí ẩn những chiếc chum đựng hài cốt trong rừng rậm

Bí ẩn những chiếc chum đựng hài cốt trong rừng rậm

(GD&TĐ) - Hơn 100 chiếc chum đựng hài cốt và hơn 10 quan tài nằm ở rìa khu rừng rậm xa xôi hàng thế kỷ ở Campuchia. Nơi đây còn nắm giữ bí mật về những con người đầy bí ẩn sống trong kỷ nguyên Angkor.

Cambodian archaeologist Tep Sokha studies bone from a jar in a cave at Phnom Pel, southwest of Phnom Penh. Ten jars, dating from the 15th to the 17th centuries, and twelve coffins -- the earliest from the 14th century -- have been found at the site
Nhà khảo cổ học Campuchia Tep Sokha nghiên cứu hài cốt từ một chiếc vại trong một hang động ở  Phnom Pel (tây nam Phnom Penh)

Nhiều câu hỏi chưa có hồi đáp

Trong 7 năm, Nancy Beavan, một nhà khảo cổ chuyên về xác định niên đại, đã tìm kiếm câu trả lời bằng cách tỉ mỉ gắn những manh mối mà những con người bí ẩn trên để lại từ 10 địa điểm dọc theo khu vực phía đông nam Campuchia. Những thử nghiệm cho thấy một số mẩu xương có từ 6 thế kỷ trước - nhà khảo cổ người New Zealand trên cho biết.

“Tại sao họ lại để những bộ xương này trong chum? Đây là một nghi lễ không được áp dụng ở bất kỳ nơi nào khác tại Campuchia” - bà nói.

10 chum có niên đại từ thế kỷ 15 đến 17, và 12 quan tài - chiếc cổ nhất có từ thế kỷ 14 - đã được tìm thấy tại khu vực Phnom Pel.

Một số người được cho là tới từ vương quốc Xiêm - hiện giờ là Thái Lan. Một số khác là từ thời vương quốc Angko hùng mạnh, cai trị 6 thế kỷ và xây dựng nên khu đền Angko Wat nổi tiếng xa hơn về phía bắc.

Tuy nhiên các chuyên gia vẫn chưa biết tại sao những bộ hài cốt này lại được bảo quản tại một quốc gia Phật giáo.

Tep Sokha, một chuyên gia về gốm sứ Campuchia, cho biết những chiếc chum này có “chất lượng sứ tốt nhất” và số lượng chum thể hiện “một nghi lễ linh thiêng”.

Coffins in a cave at Phnom Pel, Cambodia. Over a hundred
Những chiếc quan tài trong một hang động ở  Phnom Pel, Cambodia. 

Những giả thuyết đặt ra

Những người dân làng sống gần vách đá biết về những chiếc chum này, họ đã tránh xa và tạo điều kiện cho người nước ngoài nghiên cứu. Toàn bộ cuộc nghiên cứu đã được nhóm Beavan tiến hành.

Họ đang thu thập bằng chứng để tìm ra nguồn gốc của những đồ chế tác họ tìm thấy được, bao gồm 12 quan tài xếp hàng trên một phiến đá nhỏ đến nỗi không thể giữ được người một đứa trẻ nhưng lại chứa những bộ xương của những đàn ông và phụ nữ.

Một trong những giả thuyết là những bộ hài cốt này thuộc về người bộ lạc Khmer sống trong rừng sâu, tránh xa khỏi sự ảnh hưởng của vương quốc Angkor từng trải khắp Đông Nam Á từ thế kỷ 15, nhưng chưa tới được khu vực này.

Đoàn nghiên cứu đã có một bước đột phá khi năm 2005, một ngư dân ở tỉnh Koh Kong tìm thấy những chiếc chum của Xiêm tương tự trong lưới của mình, điều này dẫn đến việc phát hiện xác 1 con thuyền từ thế kỷ 15 trong đó có ngà voi, gốm Trung Quốc, những chiếc vại của Xiêm và Angkor.

Phát hiện trên cung cấp bằng chứng khoa học đầu tiên về cách thức những chiếc bình Xiêm được mang tới Cardamons. Nhóm Beavan tin rằng con thuyền trên đến từ đế chế Xiêm để mang những chiếc chum đổi lấy ngà voi và gỗ quý.

Ở Koh Kong, hàng trăm vật thể từ xác con thuyền đã được để trong một căn phòng của Tòa án tỉnh kể từ năm 2007, mặc dù Campuchia là một trong số ít quốc gia châu Á đã ký kết Hiệp định Liên Hợp Quốc về bảo quản di sản văn hóa dưới nước.

Phát hiện trên đã khiến các nhà chức trách địa phương xem xét việc xây một bảo tàng để đồ chế tác để có thể bảo quản lâu dài phần di sản bị lãng quên của quốc gia.

Năm 2012, nơi đây đón nhận 100.000 khách du lịch tới chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi Cardamon, nơi có những thác nước tuyệt đẹp và là một trong những khu rừng đa dạng sinh học trong khu vực.

UNESCO đã xếp rặng núi này là một trong những “khu bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng”.

Phương Hà (Theo AFP)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ