Bí ẩn 2 "tia sáng" khổng lồ xé toạc dải ngân hà

Bí ẩn 2 "tia sáng" khổng lồ xé toạc dải ngân hà

(GD&TĐ) – Hai tia sáng khổng lồ phát ra giữa trung tam dải ngân hà cách đây 1 triệu năm sản sinh ra những vụ nổ năng lượng cần một hố đen có khả năng nuốt một khối lượng gấp 10.000 lần Mặt trời.

“Những gì ta nhìn thấy hôm nay là một bóng ba hay một bức ảnh của một sự kiện đã tồn tại cách đây 1 triệu năm” – ông Meng Su, một nhà thiên văn của trung tâm Thiên văn Harvard – Smithsonian, sau khi kính viễn vọng không gian Fermi phát hiện ra dấu vết của những vụ nổ này.

Bí ẩn 2 "tia sáng" khổng lồ xé toạc dải ngân hà ảnh 1
“Những gì ta nhìn thấy hôm nay là một bóng ba hay một bức ảnh của một sự kiện đã tồn tại cách đây 1 triệu năm” – ông Meng Su  nói

Hai tia sáng này là những tia gamma đầu tiên được phát hiện và là những tia sáng duy nhất đủ gần để Fermi có thể nhìn thấy.

Những tia sáng mới phát hiện có thể liên quan tới những bong bóng tia gamma được Fermi khám phá năm 2010. Những bong bóng này trải dài 27.000 năm ánh sáng từ trung tâm dải Ngân hà. Tuy nhiên, vị trí những bong bóng này lại vuông góc với mặt phẳng thiên hà (galatic plane), những tia gamma này nghiêng với 15 độ. Điều này phản ánh độ nghiêng của chiếc đĩa đang phát triển xung quanh hố đen khổng lồ.

Hai cấu trúc tia sáng trên cũng được hình thành khác nhau. Chúng được tạo ra khi plasma bắn ra từ trung tâm ngân hà, theo sau một từ trường hình xoắn ốc. Những bong bóng gamma dường như được tạo bởi một “đợt gió” khí nóng thổi ra từ chiếc đĩa của hố đen.

Phát hiện trên để ngỏ những câu hỏi về lần hoạt động cuối cùng của dải Ngân hà, một độ tuổi tối thiểu có thể được tính bằng cách chia độ dài 27.000 năm ánh sáng của tia sáng trên cho tốc độ xấp xỉ của nó. Tuy nhiên, nó có thể tồn tại lâu hơn rất nhiều.

Phương Hà (Theo Daily Mail)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ