Benjamin Netanyahu và sứ mệnh chia rẽ quan hệ Nga - Iran

GD&TĐ - Ngày 9/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Moskva. Sau London và Washington, Moskva là điểm đến thứ ba quan trọng của Netanyahu trong năm nay. 

Benjamin Netanyahu và sứ mệnh chia rẽ quan hệ Nga - Iran

Theo các nhà phân tích, ngoài mục đích là cầu nối gắn kết giữa phương Đông và phương Tây trong cuộc chiến chống khủng bố, Benjamin Netanyahu còn tìm mọi cách chia rẽ quan hệ Nga - Iran.

Câu chuyện bắt đầu từ Iran

Chuyến thăm Moskva của Benjamin Netanyahu là tiếp theo trong một loạt các cuộc họp với các nhà lãnh đạo thế giới. Trong tháng Hai, Thủ tướng Israel đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Theresa May tại London và Tổng thống mới của Mỹ Donald Trump ở Washington.

Sau khi thất bại trong việc tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền của Tổng thống Barack Obama về vấn đề Iran, Benjamin Netanyahu vội vàng sử dụng thời khắc thay đổi quyền lực xảy ra ở Mỹ và Anh để khẳng định lại quan điểm của Israel.

Sau chuyến công du nước Mỹ, nhận được sự đồng thuận từ Tổng thống Donald Trump, Benjamin Netanyahu sẽ đưa vấn đề hạt nhân của Iran vào chương trình nghị sự quốc tế.

Thắng lợi lớn nhất mà Benjamin Netanyahu có được trong một cuộc tấn công ngoại giao mới đối với Tehran là sự đồng thuận của Tổng thống Donald Trump, người gọi thỏa thuận hạt nhân với Iran vào năm 2015 là “một trong những giao dịch tồi tệ nhất trong lịch sử”.

“Chính quyền Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Iran và tôi sẽ làm nhiều hơn để ngăn chặn Iran có được vũ khí hạt nhân” - Donald Trump đã bảo đảm với Benjamin Netanyahu trong cuộc họp riêng đầu tiên của họ ở Washington.

Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga V.Putin, Thủ tướng Israel lại né tránh vấn đề hạt nhân mà nhấn mạnh “sự phá hoại” của Tehran ở Syria vì nó có thể làm tổn hại tới lợi ích của Moskva.

Tại cuộc họp cuối cùng của chính phủ Israel hôm Chủ nhật, Netanyahu cho biết, mục tiêu của Tehran ở Syria là sử dụng nước này như một chỗ đứng chiến lược ở Trung Đông. Tehran liên tục triển khai lực lượng đánh bộ và hải quân của họ ở Syria, làm cơ sở để “công khai chống lại Israel trên mặt trận Golan”.

Dư luận nói gì?

Về sự lo ngại từ phía Israel, vào đêm trước chuyến thăm của Thủ tướng Netanyahu, trong một cuộc phỏng vấn với Kommersant, lãnh đạo phe đối lập ở Israel, người đứng đầu đảng “Phục quốc Do Thái”, ông Isaac Herzog cho rằng, chương trình nghị sự của chuyến thăm bao gồm các cuộc đàm phán với người đứng đầu các ủy ban liên quan của cả hai viện của Quốc hội Nga - với Chủ tịch Ủy ban Duma về các vấn đề quốc tế Leonid Slutsky và đối tác của ông từ Hội đồng của Liên bang Konstantin Kosachev.

“Sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Iran tại Syria khiến chúng tôi phải quan tâm sâu sắc. Chúng tôi đọc các tài liệu của tình báo Israel, chúng tôi được nghe những tuyên bố của các nhà lãnh đạo cấp cao của Iran, chúng tôi nhìn thấy Iran tiếp tục trang bị vũ khí cho nhóm Hezbollah, và chúng tôi không có ảo tưởng về vai trò phá hoại của Tehran. Trong vấn đề này, phe đối lập hoàn toàn ủng hộ những nỗ lực của chính phủ Netanyahu về răn đe Iran” - Isaac Herzog khẳng định.

“Sự hiện diện của các lực lượng Iran có vũ trang ở Cao nguyên Golan trong bất kỳ hình thức nào là không thể chấp nhận được đối với chúng tôi. Các nhà lãnh đạo Iran đã nhiều lần gọi mục tiêu của họ là tiêu diệt Israel” - Nguồn tin ngoại giao Israel cung cấp cho Kommersant vào đêm trước cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước tại Moskva.

Ngoài ra, một mối đe dọa trực tiếp cho chúng tôi là nhóm Iran hậu thuẫn Hezbollah, mà từ lâu đã được cố thủ ở Lebanon trên biên giới của chúng tôi, và giờ đây, họ đang cố gắng để đạt được một chỗ đứng vững chắc trong các bộ phận.

Chúng tôi đang giám sát chặt chẽ để đảm bảo rằng vũ khí của Nga cung cấp cho Damascus không rơi vào tay của “Hezbollah”. Theo các nhà phân tích, Tel-Aviv đang lầm tất cả những gì có thể để chia rẽ quan hệ đồng minh chiến lược Nga - Iran.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ