Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong nhanh nhất khiến bác sĩ và người bệnh đều không đoán định được trước. Ở thành phố, cứ 10 trường hợp tử vong thì có đến 4 người chết vì bệnh tim mạch, tỷ lệ này còn cao hơn cả ung thư.
Vậy tại sao nhiều người vẫn chưa đề cao cảnh giác với căn bệnh này? Làm thế nào từ nguồn phòng ngừa sớm bệnh tim mạch? Làm thế nào để tránh các bệnh tim mạch tăng nặng hơn?
Trong 100 người trưởng thành, có 25,5 người mắc bệnh cao huyết áp
Giáo sư Lưu Thế Minh - Chuyên gia tim mạch nổi tiếng làm việc tại Bệnh viện ĐH Quảng Châu (Trung Quốc) trong một bài thuyết trình từng nói rằng bệnh tim mạch và bệnh về mạch máu não đã trở thành kẻ giết người đáng sợ nhất trong tất cả các loại bệnh.
Không những thế, số liệu bệnh nhân tử vong do bệnh tim mạch ở khu vực nông thôn được thống kê lên tới hơn 44% và đã trở thành căn bệnh gây tử vong cao đáng sợ.
Ông cho biết, theo công bố trong báo cáo bệnh tim mạch tháng 8 năm 2015 của Trung Quốc, năm 2014, tỷ lệ người trưởng thành bị tăng huyết áp là 25,5%, có nghĩa là ở độ tuổi trên 18, cứ 100 người thì có tới 25,5 mắc bệnh cao huyết áp ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê năm 1958, tỷ lệ tăng huyết áp quốc gia (TQ) chỉ có 5%. Trong số 290 triệu bệnh nhân mắc bệnh tim có tới 270 triệu bệnh nhân bị tăng huyết áp.
Giáo sư Minh cho rằng, nếu hạ được huyết áp xuống, bệnh nhân bị đột quỵ hoặc liên quan đến mạch máu não có thể được giảm khoảng tới 45%. Bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, giảm 20%. Nếu kiểm soát tốt huyết áp, phòng ngừa đúng cách thì lợi ích trong tương lai sẽ rất cao.
Đừng nghĩ rằng không có triệu chứng thì không phải chữa
Theo giáo sư Hùng Long Cân, Giám đốc viện tim mạch ĐH Y Quảng Châu (TQ) cho biết, các triệu chứng của bệnh cao huyết áp, tim mạch vành, đau thắt ngực có sự khác nhau đáng kể.
Bệnh cao huyết áp thường xuất hiện triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, đánh trống ngực, đau cổ, một số bệnh nhân sẽ bị mất ngủ , hay quên.
Trong thực tế, nhiều bệnh nhân không cảm thấy được triệu chứng, chỉ dựa trên những phát hiện vật lý, hoặc thậm chí một cơn đột quỵ thì họ mới biết có bệnh huyết áp cao.
Bác sĩ Cân cho rằng, vì không thấy triệu chứng mà cho rằng mình hoàn toàn không bị bệnh chưa hẳn đã đúng. Vì thế bất kỳ ai có dấu hiệu nghi ngờ đều nên kiểm tra cụ thể.
Chúng ta thường nghĩ rằng, chỉ số huyết áp bình thường sẽ là 140/90 mm Hg, tuy nhiên trên thực tế, huyết áp lý tưởng hoặc bình thường với chỉ số 120/80 mm Hg lại khá phổ biến.
Những người cao tuổi thì chỉ số huyết áp có thể lên tới 150 mm Hg. Những bệnh nhân bị bệnh thận và các bệnh nội tiết nên kiểm soát nghiêm ngặt hơn so với các bệnh nhân bình thường.
Giáo sư Cân cũng khuyên rằng, những bệnh nhân bị tăng huyết áp nên tự theo dõi huyết áp tại nhà, đó là một phần quan trọng trong điều trị tăng huyết áp.