Bé trai 6 tuổi bỏng nặng do đồ chơi quen thuộc nhiều mẹ vẫn thường cho con dùng

Món đồ quen thuộc trong hộp bút lại thành thủ phạm của vụ bỏng nguy hiểm, do các em bé ở độ tuổi này thường tinh nghịch, thích thử nghiệm mà không biết hậu quả khôn lường.

Bé trai 6 tuổi bỏng nặng do đồ chơi quen thuộc nhiều mẹ vẫn thường cho con dùng

Mới đây, một bé trai 6 tuổi tại Quý Châu, Trung Quốc bị tai nạn thương tâm, bỏng một phần khuôn mặt và khu vực cổ, cánh tay.

bibongvibutxoa41734_bfqx

Bé trai 6 tuổi bỏng nặng do đồ chơi quen thuộc nhiều mẹ vẫn thường cho con dùng ảnh 2Nguyên nhân của vụ bỏng càng khiến nhiều người giật mình, vì thủ phạm vốn xuất phát từ một đồ vật vô cùng quen thuộc với các em học sinh.  

bibongvibutxoa31734_vbek

Cậu bé trong lúc nghịch ngợm đã dùng bật lửa đốt một chiếc bút xóa, kết quả, phần vỏ nhựa của bút xóa chảy ra, dung dịch ở trong bút bắn ra, dính lên cổ, ngực, mặt khiến cậu bé bị nhiều vết bỏng nặng, vết bỏng trên mặt lên tới 30%

Để kiểm tra độ nguy hiểm của dung dịch bút xóa, người ta đã tiến hành thử nghiệm đổ dung dịch bút xóa lên mặt giấy trắng, trên đĩa sắt và trên bề mặt da lợn, dùng lửa đốt, đều xảy ra cháy dữ dội.

Đốt dung dịch bút xóa trên giấy

bibongvibutxoa1211740_ulre

Đốt dung dịch bút xóa trên đĩa sắt

bibongvibutxoa1231740_xkta

Đốt dung dịch bút xóa trên miếng da lợn

bibongvibutxoa1221740_rxpf

Nhân viên cứu hỏa đã cho biết: Thành phần chính của chất lỏng trong bút xóa chính là titan dioxide và methyl cyclohexan. Thành phần trong bút xóa dễ bay hơi, dễ cháy khi gặp nguồn lửa, thậm chí bốc cháy mạnh.

Ngoài ra bác sĩ Trương Khả Kim - trưởng khoa điều trị bỏng tại Bệnh viện Quý Cương, Quý Dương, Quý Châu, Trung Quốc cũng cho biết thêm, chất lỏng trong bút xóa cũng chứa các chất độc hại, có hại cho cơ thể con người như benzen và chì, có thể gây ngộ độc mãn tính khi dính vào da. Da của trẻ em nhạy cảm hơn vì vậy càng cần chú ý khi sử dụng.

Tìm hiểu các cấp độ bỏng

Tùy vào việc điều trị bỏng theo từng cấp độ mà có những phương pháp sơ cứu người bị bỏng phù hợp.

Cấp độ 1: Cấp độ bỏng bề mặt là bỏng mức độ nhẹ nhất. Vùng da bị bỏng không bị rộp nước mà chỉ xuất hiện các vết đỏ rát như cháy nắng, có thể tự khỏi và không để lại sẹo.

Cấp độ 2: Bỏng một phần da, ở cấp độ 2, vùng da bị bỏng xuất hiện các nốt phỏng như bong bóng nước. Điều trị bỏng đúng cách có thể tránh nguy cơ nhiễm trùng và không để lại sẹo. Trong trường hợp bỏng nặng cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.

Cấp độ 3: Bỏng độ 3 là cấp độ nguy hiểm nhất của bỏng, vết thương có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các mô da và ảnh hưởng tới lớp cơ. Nếu không cấp cứu kịp thời, bỏng độ 3 sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sơ cứu khi bị bỏng

Việc sơ cứu khi bị bỏng nhanh chóng là điều quan trọng, tuy nhiên nhanh thôi chưa đủ mà sơ cứu còn cần đúng cách. Do đó cha mẹ cần có kiến thức cơ bản để sơ cứu bỏng cho trẻ em một cách hiệu quả, tránh các tổn thương khác. Các bước sơ cứu khi bị bỏng như sau:

  • Nhanh chóng ngăn chặn các tác nhân gây bỏng (bỏng điện, bỏng lửa, bỏng dầu hỏa…).

  • Ngâm vùng da bị bỏng vào nước sạch để làm dịu vết thương, làm mát hóa chất dính vào vết thương và giảm đau nhanh chóng.

  • Cởi bỏ quần áo, trang sức ở vùng da bị bỏng để làm thoáng vết thương.

  • Dùng băng gạc y tế hoặc vải khô sạch để băng vùng da bị thương. Trường hợp bỏng nặng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ chuyên khoa tiến hành sơ cứu xử lý vết bỏng đúng cách.

  • Trong trường hợp bỏng điện, cần cách ly ngay nguồn điện ra khỏi cơ thể nạn nhân, dùng vật cách điện ngắt điện sau đó đưa trẻ đến khu vực an toàn. Ngâm vùng da bị thương với nước sạch sau đó đưa nạn nhân tới bệnh viện nhanh chóng để tránh các biến chứng xảy ra.

Trên đây là các bước sơ cứu khi bị bỏng cha mẹ cần biết để xử lý nhanh chóng khi con trẻ và người thân khác gặp tai nạn bỏng trong cuộc sống thường ngày.

Theo khoevadep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...