Bé thích ngậm đồ chơi? - Chuyện nhỏ

Đa phần bố mẹ đều lo lắng khi con mình có thỏi quen cho các món đồ chơi vào miệng và vô tư nhai, cắn, gặm. 

Bé thích ngậm đồ chơi? - Chuyện nhỏ

Vậy, làm thế nào để ngăn ngừa hoặc kiểm soát những tác hại đến từ thói quen ngậm đồ chơi của con. Thật ra chuyện này không quá khó với các ông bố bà mẹ.

Đa phần bố mẹ đều lo lắng khi con mình có thỏi quen cho các món đồ chơi vào miệng và vô tư nhai, cắn, gặm. Vì những món đồ chơi luôn tiềm ẩn các nguy cơ khiến con bạn nhiễm bệnh, hoặc bị tổn thương do nuốt phải những vật nhỏ rơi ra từ đồ chơi. Vậy, làm thế nào để ngăn ngừa hoặc kiểm soát những tác hại đến từ thói quen ngậm đồ chơi của con. Thật ra chuyện này không quá khó với các ông bố bà mẹ.

Tại sao bé hay bỏ đồ chơi vào miệng?

Mỗi bé khi sinh ra đều cảm thấy thế giới xung quanh có rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn cần khám phá. Chính vì thế mà bé luôn háo hức được tìm hiểu những điều bí ẩn bằng các giác quan của mình.

Tuy nhiên, khác với người trưởng thành với các giác quan phát triển toàn diện thì với bé, miệng chính là cơ quan xúc cảm, chứa đựng nhiều dây thần kinh nhất so với các bộ phận khác trong giai đoạn đầu đời. 

Đây là nguyên nhân chính khiến bố mẹ không ngừng hốt hoảng khi con liên tục ngậm đồ chơi và không có dấu hiệu ngừng lại. Ngoài ra, bé sẽ tăng dần các hành động gặm đồ chơi khi bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên.

Những lý do khiến bố mẹ ngăn bé ngậm, cắn đồ chơi

Thích đưa các món đồ chơi lên ngậm cắn hay cho vào miệng là những biểu hiện bình thường của mọi đứa trẻ. Tuy vậy, bố mẹ vẫn có những lý do để lo lắng, quan ngại khi để trẻ vô tư ngậm đồ chơi. Bởi chúng là nguyên nhân chính gây nên những tai nạn đáng tiếc mà báo chí vẫn đưa tin. 

Từ việc đồ chơi chứa chì, cho đến thành phần sản xuất có thủy ngân, muối Cadimi, phthalate. Những hóa chất nguy hiểm chỉ cần nhắc đến đã khiến bố mẹ bàng hoàng vì chúng là tác nhân gây ngộ độc, dậy thì sớm ở bé gái và vô sinh ở bé trai. Kể cả những vật nhỏ rơi ra từ đồ chơi có thể khiến bé bị hóc, thậm chí là tử vong trong qua trình bé chơi và khám phá đồ vật bằng miệng. Không những thế, với các bé bắt đầu mọc răng, sự lo ngại về độ cứng của đồ chơi sẽ khiến răng bị tổn thương cũng là lý do chính đáng để bố mẹ ngăn cấm mọi hành động ngậm đồ chơi của bé.

Để việc trẻ gặm đồ chơi chỉ là chuyện nhỏ

Những mối nguy hiểm từ việc ngậm, cắn đồ chơi của bé thật khôn lường. Và bố mẹ có thể kiểm soát việc bé ngậm, cắn đồ chơi bằng cách dọn dẹp tất cả những vật và để chúng ở ngoài tầm với của bé. Bên cạnh đó, tăng cường thời gian để bé ở bên cạnh bố mẹ để kịp thời ngăn chặn khi bé có dự định bỏ đồ chơi vào miệng. 

Tuy nhiên, cách làm này cũng đồng nghĩa với việc bố mẹ đã ngăn lại tất cả những cơ hội để bé được khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh, mà điều này lại rất cần thiết để trẻ phát huy các giác quan, não bộ một cách đầy đủ và hiệu quả nhất.

Nếu sự nguy hiểm bắt nguồn từ đồ chơi thì bố mẹ có thể dùng đồ chơi để đem lại sự an toàn cho con. Hãy chọn cho bé những món đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, và đặc biệt là chất lượng sản phẩm đã được kiểm định. Chẳng hạn như Ngậm nướu khỉ con Fisher Price- Fisher Price không những là một thương hiệu uy tín, được kiểm định về chất lượng, mà khuyến cáo về độ tuổi cũng được công khai rõ ràng để bố mẹ biết được: đây là món đồ chơi thích hợp cho bé trong độ tuổi này. 

Ngoài ra, bố mẹ luôn nhớ phải làm sạch đồ chơi bằng muối, nước sôi mỗi khi bé ngậm, cắn để đảm bảo vệ sinh cho lần chơi tiếp theo. Đồng thời, luôn dọn dẹp khu vực chơi của bé thật sạch sẽ, lau chùi sàn nhà thường xuyên để hạn chế tối đa vi khuẩn và bụi bặm có thể tiếp xúc với bé thông qua đồ chơi.

Theo afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ