Bế mạc Hội thi GV dạy giỏi TCCN toàn quốc lần 9

Bế mạc Hội thi GV dạy giỏi TCCN toàn quốc lần 9

(GD&TĐ) -  Sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, ngày 24/8, lễ bế mạc Hội thi GV dạy giỏi TCCN đã diễn ra tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa. Đến dự và chỉ đạo bế mạc có TS.Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, TS.Phạm Văn Thanh - Phó chủ tịch công đoàn ngành giáo dục cùng các Cục, Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT và các đoàn tham gia hội thi. Theo đánh giá chung, Hội thi năm nay thành công mỹ mãn, nhiều bài giảng có tính sáng tạo cao, đáng được tuyên dương, đây là hội thi thành công nhất từ trước đến nay. 

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trao bằng khen và phần thưởng cho đại diện các đoàn có nhiều thí sinh đạt thành tích cao trong hội thi.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trao bằng khen và phần thưởng cho đại diện các đoàn có nhiều thí sinh đạt thành tích cao trong hội thi.

  Nghiên túc và chất lượng

  Theo đánh giá của PGS.TS Nguyễn Khang- Vụ phó Vụ giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) hội thi lần này gần như đảm bảo an toàn tuyệt đối, chất lượng cao hơn hẳn các lần trước. Hội thi đã chọn ra được 35 thí sinh xuất sắc nhất để trao 35 giải nhất, 70 thi sinh được trao giải nhì, 170 thí sinh đạt giải ba, còn lại là các giải khuyến khích. Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng trao thưởng và bằng khen cho một số đoàn dự thi có nhiều thí sinh đoạt giải và nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc trong quá trình diễn ra hội thi. Đến với hội thi năm nay, ở hầu hết các lứa tuổi đều có, trong đó thí sinh trẻ nhất là cô Vũ Thị Hoàng Yến (23 tuổi), giáo viên cao tuổi nhất là thầy Hồ Bảo Ân (58 tuổi). Trong báo cáo kết luận hội thi, thay mặt Bộ GD&ĐT, Vụ giáo dục chuyên nghiệp khẳng định: “Năm học 2011-2012 là năm thứ 2 triển khai các nghị quyết của Đại hội Đảng lầ thứ XI, trong đó nhấn mạnh việc phát triển nguồn nhân lực bậc TCCN là một trong 3 đột phá chiến lược trong 10 năm tới. Để thực hiện chiến lực trên , chúng ta cần đổi mới căn bản từ khâu giáo viên theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa. Vì thế chủ đề và nội dung hội thi lần này đã được hướng vào các nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trên”. Theo các đoàn đại biểu, qua hội thi đã sàng lọc và chọn ra được những bài giảng tinh túy nhất, sáng tạo nhất để phổ biến nhân rộng trong các trường. 

Đặc biệt công tác thi và chấm thi lần này đảm bảo an toàn tuyệt đối, các thí sinh đã biết sáng tạo trong ứng dụng khoa học công nghệ, đa số bài giảng được gửi gắm nhiều tâm huyết. Đội ngũ giám khảo hoàn toàn công tâm, không có bất kỳ tiêu cực nào xảy ra.   

 Chuẩn bị tốt để vượt thách thức mới

Tuy đã đạt được nhiều thành quả không thể phủ nhận nhưng theo Bộ GD&ĐT, nền giáo dục TCCN của chúng ta vẫn đang đứng trước nhiều thách thức mới. Với 700.000 học sinh TCCN vẫn còn thiếu rất nhiều giáo viên giỏi. Cùng với đó, cuộc sống của nhiều thầy, cô giáo , đặc biệt các thầy, cô giáo sống ở các vùng khó khăn của đất nước như; Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ…cũng phần nào kéo giảm chất lượng giảng dạy xuống thấp hơn. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại cũng mở ra nhiều vận hội mới cho GV TCCN để nắm bắt sáng kiến và phát huy khả năng sư phạm của mình. Bởi vậy, sau khi kết thúc hội thi này, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo các địa phương tích cực phát động phong trào thi đua dạy thật tốt, học thật tốt để mỗi thầy, cô giáo hệ TCCN là một tấm gương đạo đức, sáng tạo và tự học, các cơ sở TCCN cần tập trung vào đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, thi kiểm tra, ứng dụng công nghệ mới và đổi mới điều kiện thực hiện dạy học đảm bảo chất lương và hiệu quả cho các học sinh. 

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu bế mạc hội thi
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu bế mạc hội thi

Khép lại Hội thi, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu ý kiến định hướng rằng: “Cùng với các văn bản chỉ đạo của Bộ sẽ ban hành trong thời gian tới thì Ban tổ chức mong các giáo viên đạt giải hôm nay tiếp tục góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục bằng những hành động cụ thể ngay tại trường mình, tránh chung chung, giáo điều kiểu báo cáo hay sao chép. Mỗi cá nhân cần phải phát huy hơn nữa sáng kiến kinh nghiệm vào công tác đổi mới căn bản và toàn diện để xứng đáng với danh hiệu GV giỏi Bộ đã trao tặng hôm nay”. 

Huỳnh Thị Minh Hạnh- “Gửi hết đan mê vào bài giảng”. 

Huỳnh Thị Mỹ Hạnh
Huỳnh Thị Mỹ Hạnh

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y- Dược TP. HCM thay vì đến các bệnh viện công tác hoặc mở phòng khám riêng, Hạnh lựa chọn làm một GV dạy hệ TCCN tại trường trung cấp Y học Âu Việt TP.HCM. Và,với quan điểm “Gửi hết đam mê vào bài giảng”, Hạnh là một trong 35 thí sinh đạt giải nhất trong hội thi năm nay về lĩnh vực kỹ thuật y học với bài thi mang tên: “Các kỹ thuật thông tiểu cho bệnh nhân nam”. Bày tỏ cảm xúc của mình sau khi đạt giải, Hạnh tâm sự: “Tuy mới đi dạy được gần 2 năm, nhưng khi thấy mình đạt giải năm nay tôi cũng không mấy bất ngờ, vì khi vượt qua vòng sơ tuyển cấp tỉnh tôi đã chuẩn bị rất kỹ bài giảng. Và theo tôi nghĩ, điều quan trọng nhất, cốt yếu nhất để làm nên thành công một bài giảng hay một môn học là giáo viên phải biết cởi mở với học sinh trong mọi vấn đề, luôn sẵn sàng tiếp nhận những góp ý hay của học sinh để hoàn thiện bài giảng cảu mình hơn. Bên cạnh đo, tôi luôn quan niện không nhất thiết phải trên lớp, ngay giờ ra chơi hay thông qua điện thoại tỗi vẫn sàng sàng giải đáp mọi thắc mắc của học sinh về bài giảng của mình trên tình thần nhiệt tình, cới mở. Điều này không những giúp học sinh gần gũi GV hơn mà còn khiến môn học sáng tạo hơn, đạt kết quả hơn”. 

Phạm Bá Cường – “Chính xác, quyết đoán sẽ làm nên thành công”.  

Vũ Bá Cường
Vũ Bá Cường

Khỏe mạnh, nước da rám nắng kiểu “nhà binh”, trong mọi tác phong đều nhanh gọn và chính xác, kể cả trong bài giảng đã giúp Phạm Bá Cường đến từ trường trung cấp quân y Bắc Ninh đạt giải nhất trong tốp các thí sinh thuộc lĩnh vực kỹ thuật quân sự với bài giảng mang tên: “Kỹ thuật bắn các loại súng tiểu liên và AK”. Cường giải bầy rằng: “Là trường trung cấp y học của quân đội nên việc học các tác phong của quân đội, nhất là kỹ thuật bắn súng là môn học quan trọng, chính môn kỹ thuật bắn súng sẽ rèn luyện thêm cho các học sinh tính chính xác và quyết đoán. Mà hai đức tính này là điều rất cần thiết với mỗi y sỹ quân y”. Theo Cường, ban đầu nhiều học sinh mới vào trường cứ ngỡ đây là môn học không phục vụ mấy cho chuyên môn sau này nhưng càng học càng thấy bổ ích”. Theo Cường trước khi đến với hội thi lần này anh không phải vất vả tập luyện nhiều mà chủ yếu là nghĩ ra nhiều cách sáng tạo mới giúp học sinh hiểu nhanh hơn trên nền tảng các kiến thức đã học được. Với anh, mỗi lần kết thúc môn học thấy các học sinh đều đạt kết quả tốt là niềm vui lớn nhất. 

Nguyễn Văn Huy- “Cẩn thận và tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ”. 

Nguyễn Văn Huy
Nguyễn Văn Huy
 Yêu ngành kỹ thuật dệt may từ nhỏ, Nguyễn Văn Huy- GV Trường cao đẳng công nghệ dệt may Hà Nội từ khi còn là sinh viên Đại học mỹ thuật công nghiệp Hà Nôi đã luôn khát vọng sẽ phổ biển và đào tạo ra nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề ngành dệt may và đệt may thời trang vì theo anh trong xu thế mới, đây cũng sẽ là một nghành có vị trí trong xã hội. Sau khi về dạy được 2 năm Huy đã thiết kế được nhiều bài giảng sáng tạo, ấn tượng, mà trên hết đó là sự tỉ mỉ. Sự tỉ mỉ này cũng đã mang về cho Huy giải nhất với bài giảng: “Kỹ thuật may các mặt hàng cao cấp”. Theo Huy, xã hội phát triển hiện đại, con người không chỉ có nhu cầu ăn no mà còn có nhu cầu mặc đẹp nên chúng ta cần có đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi để không phải nhập khẩu các loại quần áo cao cấp khác từ các nước bên ngoài vào vì vừa bị đánh thuế cao vừa không khơi dậy được ý  thức “người Việt dùng hàng Việt”. Khá tự tin về quan điểm của mình, Huy khẳng định: “Cái hơn của nước ngoài trong lĩnh vực may mặc là họ biết cẩn trọng trong từng đường kim, mũi chỉ, mỗi sản phẩm mới với họ còn là một sự sáng tạo. Học được điều này thì chúng ta chẳng thua gì họ. 

Hà Văn Đạo

ảnh 1/ .

ảnh 2,3/ 

ảnh 4. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển (đứng giữa) trao giải thưởng và bằng chứng nhận cho các thí sinh đạt giải nhất. 

ảnh 5/ . 

ảnh 6/ .

ảnh 7/ . 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ