Bể bơi thông minh “xóa mù” bơi hiệu quả

GD&TĐ - Mô hình bể bơi thông minh được triển khai rất thành công tại các trường tiểu học, đã góp phần không nhỏ trong việc phổ cập bơi tới hơn 90% học sinh Hà Nội.

Một buổi dạy bơi tại trường Tiểu học Dịch Vọng B (quận Cầu Giấy)
Một buổi dạy bơi tại trường Tiểu học Dịch Vọng B (quận Cầu Giấy)

Tại hội nghị triển khai công tác phổ cập bơi năm 2018 của Sở GD&ĐT Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng cần thiết phải trang bị các kĩ năng cho học sinh để phòng tránh tai nạn đuối nước.

Là đơn vị được cho là có nhiều kinh nghiệm trong dạy và học bơi cho học sinh, ông Phạm Gia Hữu - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân chia sẻ: Mỗi năm quận tổ chức 2 đợt dạy bơi, tới nay sau 6 đợt đã có trên 10.000 học sinh được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình dạy bơi.

Trên địa bàn quận chỉ có duy nhất một bể bơi của Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao nhưng lại nằm vị trí khá xa so với các trường. Nếu thuê xe đến Trung tâm thì rất tốn kém và ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em. Bể bơi ở các khu dân cư thì khó khăn vì họ cần khai thác kinh doanh.

Trong thời gian 3 tháng, Phòng GD&ĐT quận đã tìm phương án bể bơi thông minh và có đơn vị triển khai ở mỗi trường một bể, tận dụng khuôn viên nhà trường, hết thời gian thì thu lại. Đơn vị cung cấp này đã cung cấp cả toàn bộ nhân viên y tế, thầy dạy, người giám sát.

Ngoài ra, nhà trường cũng cắt cử giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm theo dõi hàng giờ để đảm bảo an toàn. Chi phí là 1,2 triệu đồng/em/20 buổi. Học sinh nào chưa biết bơi, đơn vị cung cấp cam kết dạy các em đến khi biết bơi mới ngừng.

Ông Hữu cũng cho hay, lúc đầu triển khai rất khó khăn, phụ huynh phản đối quyết liệt nhưng sau mới thấy thiết thực và thích thú. Các giáo viên cũng sợ vì sợ mất an toàn nhưng vẫn quyết tâm thực hiện.

Học sinh muốn học bơi phải có giấy chứng nhận sức khỏe, phải có đơn cam kết. Đây là mô hình rất nhân văn, khâu cấp chứng chỉ được thực hiện nghiêm ngặt. Năm 2018, quận tiếp tục tổ chức và phấn đấu tất cả học sinh đều có chứng chỉ.

Còn bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng Phòng GD&ĐT Hà Đông cho biết: Quận đã xây dựng đề án bơi từ năm 2016. Trong năm 2017 đã có khoảng 3.000 học sinh tham gia. Quận đã hỗ trợ gần 40% chi phí cho học sinh tham gia khóa học. Chi phí mỗi em tham gia là 800.000đồng/khóa nhưng dạy đến biết bơi thì thôi.

Tuy nhiên, HLV bơi phải dạy 3 - 4 ca/ngày. Trong khi tiền lương cho HLV còn thấp, khoảng 360.000 đồng/ngày nhưng không thể tăng vì chi phí không có. Đồng thời, phải thuê người vận hành bể, thay nước nóng, trong khi chi tối đa của các trường khoảng 50 triệu/tháng.

Do đó, Phòng kiến nghị có sự chỉ đạo trên toàn thành phố sao cho có cơ chế để hoạt động được các bể cố định này, bởi nếu xây xong mà không vận hành được thì sẽ hỏng", bà Hằng cho hay.

Còn ông Đặng Xuân Tài - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho hay, quận đã học tập kinh nghiệm của một số đơn vị khác để triển khai chương trình bể bơi trường học.

Hiện tại, toàn quận có 11 bể bơi ở trường tiểu học và 3 bể bơi ở trường THCS là bể bơi thông minh. Các thiết bị thể dục thể thao trong các nhà trường được trang bị khá đầy đủ. Các em được tăng khả năng vận động và được rèn luyện kỹ năng sống cần thiết.

Về lí do có ít bể bơi thông minh tại các THCS, ông Tài cho biết: Khi triển khai, quận không chọn khối THCS vì qua khảo sát, khối này tỉ lệ biết bơi rất cao, doanh nghiệp đầu tư vào sẽ lỗ vì ít em tham gia. Đặc biệt, có nhiều em học sinh rất ngại khi các bạn cùng lớp thấy mình mặc quần áo tắm nên không muốn học bơi ở trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.