Bất ngờ với những công dụng không mong muốn khi dùng nghệ thường xuyên

GD&TĐ - Nghệ là một thực phẩm được biết đến với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn quá nhiều nghệ vì tin tưởng gia vị này, người phụ nữ đối mặt nguy cơ hỏng gan. Cảnh báo nhiều hệ lụy cho sức khỏe nếu bạn lạm dụng nghệ như một "thần dược".

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

"Bệnh nhân là một cụ bà 71 tuổi giấu tên ở bang Arizona- Mỹ. Bà bị mắc một chứng bệnh khá phức tạp là viêm gan tự miễn. Bệnh này xảy ra khi một yếu tố nào đó khiến cơ thể bệnh nhân "nổi loạn", hệ miễn dịch thay vì làm nhiệm vụ chống lại các tác nhân gây hại bên ngoài thì quay lại tấn công chính lá gan của bệnh nhân, gây viêm và các tổn thương nặng nề". - Thông tin trên Tạp chí khoa học danh tiếng BMJ Case Report cho biết.

Tình trạng trên xảy ra sau 8 tháng người phụ nữ này thường xuyên ăn nghệ. Bà cho biết, mình đọc trên mạng rằng loại gia vị Á Đông này có rất nhiều lợi ích, bao gồm cả ngăn ngừa đột quỵ.

Bà phát hiện vấn đề về gan sau một lần tình cờ làm xét nghiệm và phát hiện các enzyme trong gan tăng vọt, sau đó được chẩn đoán viêm gan tự miễn.

Cả bệnh nhân và bác sĩ đều không nghĩ rằng tình trạng có thể do thói quen ăn nghệ của cụ bà gây ra, bởi trong các món ăn của người Mỹ cũng hiếm khi xuất hiện gia vị này. Bà được điều trị ngay nhưng không hiệu quả, tình trạng gan vẫn xấu đi.

Mãi đến 3 tháng sau, cũng nhờ thói quen lang thang trên internet, bà đọc đâu đó một bài viết nói rằng ăn nhiều nghệ có thể hại gan và liên tưởng đến căn bệnh của mình. Bác sĩ cũng ngã ngửa khi bà đem hũ bột nghệ đến và giải thích.

Ngoài ra, bà là một người "cuồng" thuốc bổ. Ngoài ăn nghệ, cụ bà này còn bổ sung đến 20 loại thuốc và dược liệu mà bà nghe nói rằng tốt cho sức khỏe.

Rất may, sau khi ngưng ăn nghệ, men gan của bà cũng giảm nhanh như khi nó bắt đầu tăng. Lá gan của bà cũng chưa bị tổn thương quá nặng nề. Qua biến cố trên, bà cũng bỏ được thói quen dùng quá nhiều thực phẩm bổ sung.

Ăn quá nhiều nghệ có thể gây nên một số tác hại sau:

Đau bụng: Do có tính cay, dùng nghệ trong một thời gian dài có thể gây ra đau bụng.

Gây chảy máu: Một số hợp chất trong nghệ nếu tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy nó có thể dẫn đến chảy máu.

Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc liên quan đến tiểu cầu thì nên lưu ý khi dùng nghệ. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc tránh dùng nghệ.

Kích thích tử cung: Nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cần phải cẩn thận khi dùng nghệ để tránh bất kì tác hại cho em bé.

Khó hấp thụ: Bổ sung nghệ theo đường uống thường khó hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng có trong nghệ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nghệ với liều lượng lớn có thể bị tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn do nó có tính cay và kích thích dạ dày.

Vì vậy, hãy giảm liều hoặc tránh dùng nghệ nếu bạn bị tiêu chảy và buồn nôn.

Nữ giới bị rong kinh kéo dài không nên sử dụng tinh bột nghệ vì tinh bột nghệ có tác dụng khai thông khí huyết, vì vậy chỉ có tác dụng chữa tích huyết, bế kinh chứ không thể chữa rong kinh.

Những người bị sỏi mật và tắc nghẽn đường mật không nên sử dụng nghệ.

Mặc dù phụ nữ mang thai thường sử dụng nghệ nhưng điều quan trọng là bạn phải nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng chúng vì nghệ có thể là một chất gây kích thích dạ con.

Những người bị bệnh về dạ dày, đường ruột nên uống tinh bột nghệ đen (tinh bột nghệ đen mật ong nước lọc) trước bữa ăn.

Chất curcumin trong nghệ mặc dù được biết đến với khả năng giảm viêm, chống oxy hóa nhưng nếu sử dụng quá nhiều cũng có thể gây ra tác dụng phụ là buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, chặn protein hepcidin, gây ra thiếu sắt ở bệnh nhân mẫn cảm.

Tiêu thụ curcumin liều cao còn kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone - một chất có tính kháng viêm cao. Vì vậy, nếu tiêu thụ quá nhiều nghệ, khả năng kháng viêm của cơ thể sẽ giảm đi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ