Bất ngờ sự thật về những xác ướp bùn 2.000 năm tuổi

Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán, những người cổ đại này – xác được bảo tồn nguyên vẹn khi được tìm thấy trong các hố bùn, vũng lầy và đầm hoang trên khắp Bắc Âu – đã bị sát hại một cách hết sức dã man...

Bất ngờ sự thật về những xác ướp bùn 2.000 năm tuổi
Bat ngo su that ve nhung xac uop bun 2.000 nam tuoi - Anh 1

Xác ướp “Ông Tollund” bị chết do treo cổ.

Những tình tiết vừa được các nhà khảo cổ học công bố gần đây khiến dư luận đi từ bất ngờ này sang ngạc nhiên khác.

Xứ sở “xác ướp bùn”

Khi đi từ Hamburg (Đức) sang Đan Mạch vượt qua những cánh đồng xanh bát ngát và rừng bạch dương lấp lóa ánh mặt trời, các đoàn tàu băng qua một hồ bùn phủ đầy tảo xanh hoặc rau chân vịt theo sóng nước dập dềnh. Đoàn tàu đang tiến vào xứ sở xác ướp bùn của những con người sống cách đây 2.000 hoặc hơn 2.000 năm.

Họ được tìm thấy trong bùn, vũng lầy hay các đầm hoang trên khắp Bắc Âu từ Ireland sang Ba Lan. Nhiều nhà khảo cổ học hiện đại tin rằng người thời kỳ đồ sắt chuyên hiến tế, đã giết các nạn nhân rồi vùi xác xuống bùn lầy trong một nghi lễ dâng tế cho các vị thần.

Bat ngo su that ve nhung xac uop bun 2.000 nam tuoi - Anh 2

Phần lớn các xác ướp bùn được khám phá trong khoảng các năm 1800 và 1960 bởi những người đi đào than đá.

Đan Mạch là một trong những quốc gia tập trung nhiều xác ướp bùn nhất thế giới – nhiều xác bùn được bảo tồn nguyên vẹn trong suốt nhiều thế kỷ, như một dạng xác ngâm, acid giải phóng từ loài rong thủy đài (một loại rêu nước) vốn là loài thủy tảo sinh sống trong khắp những vùng đất ngập nước. Hầu hết các xác ướp được tìm thấy hết sức tình cờ khi nông dân đi cắt cỏ trong khoảng giữa năm 1800 và 1960.

Người Đan Mạch vẫn có thói quen chôn cỏ xuống các vũng bùn để làm nhiên liệu đốt. Qua công tác pháp y hiện đại đã khám phá ra rằng hầu hết các xác ướp bùn gồm cả đàn ông và đàn bà đều bị xâm hại nặng nề, một số bị xiết cổ đến chết, trong khi số khác bị cắt đứt cuống hầu. Do bởi có rất ít thông tin về thời kỳ đồ sắt ở Đan Mạch – không có ngôn ngữ viết ở Đan Mạch khi đó - và có rất ít tài liệu viết của người La Mã, Hy Lạp còn tồn tại – vì thế ngày nay chỉ có thể phỏng đoán.

Bị giết hại dã man

Tại Vejle, một thành phố nhỏ độ khoảng 10 vạn người nằm ở Đông Nam Jutland, cách thủ đô Copenhagen khoảng 240km về hướng Tây, Mads Ravn - Trưởng nhóm khảo cổ tại Bảo tàng Vejle – cho biết, nhiều hiện vật kỳ thú như các đồng xu La Mã, những cây kiếm khảm chữ, những cây trâm hình chữ thập ngoặc (một biểu tượng cổ xưa và có mối liên hệ với biểu tượng Đảng Quốc Xã Đức) đều tìm thấy trong các hồ bùn, được cho là lễ vật dâng cúng cho các vị thần của thời kỳ Đồ Sắt.

Trong một căn phòng tối ở sau viện bảo tàng, là một xác chết bọc lông mỏng lét có biệt danh “Bà Haraldskær” đặt trong một cái quách kính lộ thiên, trên mặt xác ướp thể hiện nỗi thống khổ mà nạn nhân phải chịu đựng. “Bà Haraldskær” không thanh thản như những gì được ghi trong sách về các xác ướp bùn!

Bat ngo su that ve nhung xac uop bun 2.000 nam tuoi - Anh 3

Acid tiết ra từ rong thủy đài sinh sống ở các vùng đất ngập nước sẽ giúp bảo quản thân xác qua nhiều thế kỷ.

Nhà khảo cổ Mads Ravn giải thích: “Khi được tìm thấy bởi những người đào than bùn vào năm 1835, “bà Haraldskær” được cho là di hài của Hoàng hậu Viking tên là Gunhildd, mà theo nhà hiền triết Jomsvikinga thì bà bị chồng là vua Harald Bluetooth dìm chết. Tuy nhiên sự thật không phải vậy, vì qua xét nghiệm đồng vị Carbon C14, giờ đây chúng tôi biết rằng tuổi thực của bà ấy là 2.200 năm”.

“Bà Haraldskær” nằm trần truồng trong chiếc áo choàng khi được phát hiện, bị các cành cây đè chặt xuống bùn (có lẽ sau khi chết thì các cành cây mới mọc đè lên). Các vết rãnh trên cổ bà cho thấy nạn nhân từng bị thắt cổ. Thêm vào đó, các nhà phân tích pháp y đã tiết lộ rằng dạ dày của “bà Haraldskær” có dấu vết của hạt kê và quả mâm xôi, một bữa ăn chay kỳ lạ tại một chế độ xã hội lấy thịt làm trung tâm.

Ông Mads Ravn nói: “Giờ đây chúng tôi đã phân tích đồng vị trên mái tóc của Haraldskær và thử qua một công nghệ ADN mới để trích xuất ADN từ tai trong của nạn nhân. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ có kết quả sớm nhất để tìm ra nhiều thông tin hơn về người đàn bà này”.

Bat ngo su that ve nhung xac uop bun 2.000 nam tuoi - Anh 4

Bảo tàng Moesgaard Museum ở Aarhus (Đan Mạch) tự hào là một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất của thời kỳ đồ sắt ở châu Âu.

Tại Aarhus, thành phố lớn thứ hai ở Đan Mạch, trong Bảo tàng Moesgaard – ngôi nhà của một trong những bộ trưng bày có giá trị nhất của thời đại đồ sắt ở châu Âu, điểm tham quan nổi bật ở đây là xác ướp bùn của một người đàn ông gọi là “Ông Grauballe”. Được khám phá vào năm 1952, xác ướp được bảo quản hoàn hảo trong tư thế tập yoga, chân và da ông hầu như còn tồn tại nguyên vẹn, gương mặt vẫn còn để lại những vẻ sắc nét.

Bà Pauline Asingh, nhà khảo cổ học và là người đứng đầu phòng trưng bày tại Bảo tàng Moesgaard, giải thích: “Cũng giống như phần lớn xác ướp bùn, mái tóc và làn da của ông Grauballe chuyển sang màu đỏ do một phản ứng hóa học gọi là phản ứng Maillard. Ông ấy thực ra là một người đàn ông điển trai, nhưng gương mặt của Grauballe cho thấy từng bị bạo hành. Nạn nhân bị ép quỳ gối, và ai đó đứng ở phía sau đã cắt cổ họng nạn nhân từ tai này sang tai kia, rồi vùi xuống bùn lầy. Nghe có vẻ rùng rợn, tuy nhiên hiến tế người sống là một phần trong đời sống văn hóa ở thời kỳ đó”.

Bà Pauline Asingh dẫn người xem đến một không gian khác, với những xác ướp chó. Năm 2015, xác 13 con chó bị hiến tế đã được tìm thấy ở hồ bùn Skødstrup gần Aarhus, có niên đại vào năm 250 sau Công Nguyên, cho thấy rằng sự hiến tế động vật không chỉ giới hạn ở con người. Thực vậy, bảo tàng còn có nhiều xác động vật thể hiện sức mạnh tâm linh đằng sau những hành vi hiến tế đẫm máu. Trong số đó, là xác ướp một con gái choàng vòng hoa quanh cổ con chó trước khi nó bị giết.

Tại thị trấn nhỏ Silkeborg, cách Aarhus khoảng 44km về hướng Tây, Bảo tàng Silkeborg tuy nhỏ nhưng cũng đang trưng bày những xác ướp bùn, với một trong các xác ướp được bảo quản nguyên vẹn nhất thế giới: Ông Tollund, sống cách đây 2.400 năm, còn nguyên vẹn khi được tìm thấy vào thập niên 1950. Như những xác ướp bùn khác có mặt tại bảo tàng, ông Tollund bị treo cổ - một chiếc thòng lọng được dệt tinh tế đã choàng vào cổ nạn nhân và xiết chặt, nhưng cái mũi dài và vầng trán mịn màng của Tollund vẫn còn vẹn nguyên, vành môi hoàn hảo của nạn nhân đặc tả một nụ cười mỉm rất chi thần bí.

Bat ngo su that ve nhung xac uop bun 2.000 nam tuoi - Anh 5

Xấp xỉ 2.400 năm tuổi, xác ướp “Ông Tollund” là một điểm nhấn ở bảo tàng Silkeborg.

Trong căn phòng kế tiếp là xác ướp Elling, được tìm thấy cách nơi phát hiện xác ướp bùn Tollund độ 40m và được cho là chết cùng thời gian. Elling được cho là chết do treo cổ, xác ướp còn thể hiện một mái tóc tuyệt đẹp, một bím tóc đỏ dài 90cm được buộc tinh tế. Hai nạn nhân cùng được bảo quản nguyên vẹn trong hồ bùn Bjældskovdal với những con vịt trời lớn màu xanh, những đóa hoa violet và rong thủy đài.

Theo Pháp Luật VN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ