Bật mí về bé gái “bất tử” đầu tiên trên thế giới

Vừa qua, thi thể bé gái 2 tuổi người Thái Lan, Matheryn Naovaratpong được đưa đến bảo quản tại Quỹ kéo dài cuộc sống Alcor (Alcor) ở Mỹ và được xem là người trẻ nhất thế giới xưa và nay có thể "bất tử" nhờ kỹ thuật lạnh đông.

Bật mí về bé gái “bất tử” đầu tiên trên thế giới

Chờ hồi sinh bằng kỹ thuật lạnh đông

Bé Matheryn Naovaratpong (tên thân mật là Einz) qua đời tháng 1-2015 khi mới hơn 2 tuổi do mắc bệnh u não dạng hiếm gặp.

Vào thời điểm qua đời, 80% não trái của Matheryn bị liệt, khiến nửa trái cơ thể bị bất động. Để giúp con có điều kiện hồi sinh, gia đình quyết định nhờ đến Quỹ Alcor để bảo quản xác với hy vọng khi khoa học phát triển có thể mang lại sự sống hoặc ít ra cũng là cách giúp khoa học nghiên cứu tìm ra cách chữa các loại bệnh tương tự trong tương lai.

Hợp đồng bảo quản xác cho Matheryn được tiến hành ngay sau khi vừa ngưng thở vào lúc 18 giờ 18, sau đó hoàn tất các thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan và xử lý não. Xác của Matheryn hiện được bảo quản trong trạng thái tiềm sinh hoàn toàn (anabiosis).

Các trang thiết bị bảo quản xác lạnh đông của Alcor.
Các trang thiết bị bảo quản xác lạnh đông của Alcor.

Bảo quản như thế nào?

Tiến sĩ Aaron Drake, Phó Giám đốc y khoa Alcor cho biết, Matheryn là thành viên trẻ nhất "ngủ đông" tại Alcor, còn thành viên cao niên nhất 102 tuổi.

Quy trình bảo quản xác Matheryn gồm nhiều khâu và đòi hỏi phải chính xác, tỉ mỉ. Ban đầu tim của Matheryn được khởi động nhân tạo bằng thiết bị hồi sức tim-phổi, dùng hàng chục loại thuốc khác nhau, thoát máu và thay thế bằng chất chống đông cấp y học. Sau hai tuần, cơ thể Matheryn sẽ về mức làm lạnh triệt để -196OC. Tất cả phần công việc này đều do một bệnh viện nhi có các trang thiết bị hiện đại ở California đảm nhận theo sự chỉ định của Alcor.

Người ta tiến hành khoan 2 lỗ qua hộp sọ, đủ rộng để có thể quan sát phần não bên trong bằng mắt thường. Nếu não co ngót có nghĩa kết quả diễn ra tốt đẹp, chất chống đông phát huy tác dụng làm khô não, và cũng nhờ các lỗ khoan này, người ta đưa các dụng cụ đo lường vào bên trong để kiểm tra nhiệt độ.

Chi phí trở thành thành viên "ngủ đông" của Alcor không hề rẻ, từ 80.000 USD (nếu thực hiện theo dịch vụ neuro, tức bảo quản não), cộng thêm 200.000 USD cho việc bảo quản cơ thể, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, chưa kể chi phí bảo trì 770 USD/năm.

Triển vọng và trở ngại

Mặc dù có hơn 130 người được bảo quản xác tại Alcor nhưng công nghệ này cũng đang gặp phải không ít trở ngại, kể cả rào cản pháp lý, đặc biệt là ở Châu Âu.

Về kỹ thuật, người ta lo ngại giải pháp chữa các căn bệnh đồng hành trong cơ thể người bệnh khi xác được rã đông, phục hồi các tổn thương do chính quá trình đông lạnh gây ra. Ngoài ra, người ta lo ngại về các hạt bong bóng khí trơ trong mạch máu khi nhiệt độ được nâng lên đến 0 độ C và cả những sự cố chưa lường hết nếu hỗn hợp khí làm lạnh có thêm helium và các tạp chất khác.

Các chuyên gia đã tính đến việc ứng dụng công nghệ nano để sửa chữa các tế bào bị tổn thương do đông lạnh gây ra… Tất cả những trở ngại trên hiện đang từng bước được tháo gỡ và hy vọng kỹ thuật "ngủ đông" sẽ thỏa mãn phần nào giấc mơ cải lão hoàn đồng cũng như chữa các loại bệnh nan y mà hiện nay y học chưa tìm ra thuốc đặc trị.

Kim Hùng

(Theo DM/ Motherboard)

Theo cadn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.