Trước đó, hệ thống tên lửa đánh chặn này đã được chuyển cho phía Trung Quốc. Và Nga cũng đã ký hợp đồng chuyển giao hệ thống phòng không này với Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.
Theo kênh truyền hình Mỹ, việc nhu cầu tăng cao đối với hệ thống tên lửa đánh chặn mới nhất của Nga có thể được giải thích bằng một số yếu tố quan trọng. Nó không chỉ đơn thuần là do hiệu quả của S-400 mang lại, mà còn do việc không có các rào cản hành chính trong việc mua chúng.
Đây cũng là hạn chế của Mỹ khi mà Quốc hội Mỹ áp dụng đối với các hoạt động thương mại trong lĩnh vực quân sự quốc phòng đối với một số nước.
Trong số đó có thể kể đến như việc Quốc hội Mỹ đã không kịp hoàn thành việc chuyển giao hợp đồng sớm đối với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 cho phía Ankara. Đến thời điểm hiện tại, Mỹ đang tranh luận gay gắt về việc liệu Erdogan có thể “chuyển giao công nghệ F-35 cho phía Nga sau khi chúng được chuyển cho Thổ Nhĩ Kỳ” hay không.
Cũng cần lưu ý rằng hệ thống tên lửa phòng không S-400 có giá thành thấp hơn nhiều so với hệ thống tên lửa phòng không của Mỹ. Đây cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc S-400 được nhiều nước quan tâm. Và có thể nói rằng các biện pháp trừng phạt CAATSA của Mỹ đối với các nước trong việc mua S-400 đã không thể hiện được hiệu quả.