Bảo tồn cầu Long Biên trong phát triển đô thị

Đây là chủ đề buổi tọa đàm chiều 25/2 tại khoa Kiến trúc công trình, Trường Đại học Dân lập Phương Đông - tổ chức đúng thời điểm việc bỏ hay giữ cầu Long Biên đang nóng khắp các diễn đàn. 

GS.Hoàng Đạo Kính trao đổi trong buổi tọa đàm.
GS.Hoàng Đạo Kính trao đổi trong buổi tọa đàm.

Buổi tọa đàm nhằm định hướng cho sinh viên phương pháp tiếp cận di sản đô thị lịch sử, đồng thời xây dựng tình yêu di sản lịch sử và văn hóa dân tộc trong sinh viên.

Tham gia buổi tọa đàm có các GS, PGS, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kiến trúc và văn hóa đô thị hiện đang là giảng viên của các trường Đại học,các Viện nghiên cứu như: GS Hoàng Đạo Kính, GS Nguyễn Tài, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, PGS. KTS Nguyễn Hồng Thục, PGS. KTS Trần Hùng…

Theo các chuyên gia, không nên di dời hay phá bỏ cây cầu lịch sử Long Biên, bởi đó là một tác phẩm nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao của nhân loại.

GS Hoàng Đạo Kính xúc động nói: “Chúng ta phải bênh vực, bảo vệ cây cầu Long Biên - cầu đã được Hà Nội hóa, Việt Nam hóa nên nó đã có một thân phận của người Việt”.

Việc gìn giữ, bảo tồn cầu Long Biên như thế nào cũng được đưa ra, với các giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cũng nhấn mạnh: “Chúng ta cũng cần đặt ra những câu hỏi như có bảo tồn không? Bảo tồn để làm gì? và bảo tồn bằng cách nào?”.

Các diễn giả, chuyên gia tham gia buổi tọa đàm cũng mong muốn được góp thêm ý kiến để tìm một giải pháp hợp lý cho cầu Long Biên trong phát triển đô thị Hà Nội tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.