Bạo loạn ở Mỹ sau cái chết của một thiếu niên

Biểu tình bạo lực kéo dài 6 ngày liên tiếp ở bang Missouri, Mỹ, sau khi một thanh niên da đen không vũ trang bị bắn cảnh sát bắn chết.

Bạo loạn ở Mỹ sau cái chết của một thiếu niên

Michael Brown, 18 tuổi, bị bắn chết hôm 9/8 tại thành phố Ferguson, hạt St. Louis, bang Missouri. Cảnh sát cho hay một vụ đấu súng đã xảy ra trong xe công vụ, nhưng không nói rõ tại sao Brown lại ở trong xe này. Một chứng kể rằng Brown đã giơ hai tay lên để cho thấy cậu bé không có vũ khí nhưng vẫn bị cảnh sát nã đạn. Ảnh: AP

Cái chết do cảnh sát da trắng gây ra cho Brown, trong một cộng đồng chủ yếu là người da đen, đã thổi bùng những nghi kỵ về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và làm dấy lên làn sóng biểu tình. Ảnh: Reuters

Một lực lượng cảnh sát chống bạo động hùng hậu, trang bị áo chống đạn, được huy động để trấn áp hàng trăm người biểu tình. Hơi cay và đạn cao su được sử dụng. Ảnh: Reuters

Đáp lại, những người da đen cũng ném các chai bom xăng về phía lực lượng an ninh. Bạo lực đã kéo dài suốt 5 đêm và chưa có dấu hiệu dừng lại ở Ferguson. Ảnh: AFP

Một bức ảnh ghép cho thấy quá trình một người biểu tình châm lửa và ném bom khói về phía cảnh sát. Ảnh: Reuters

Cảnh sát bắt giữ hai người trong cuộc bạo loạn đêm 13/8.
Việc điều tra về vụ bắn chết Brown sẽ do cảnh sát hạt St Louis chủ trì. Bộ Tư pháp Mỹ cũng tuyên bố tiến hành một cuộc điều tra liên bang riêng để xem liệu cảnh sát có vi phạm quyền dân sự trong vụ việc hay không. Ảnh: Reuters

Nhiều người ở Ferguson cảm thấy tức giận vì không được cung cấp thông tin đầy đủ về vụ việc, trong đó có tên tuổi của viên cảnh sát đã bắn Brown, thậm chí cả việc có bao nhiêu phát đạn đã được bắn ra.
Trong ảnh, người biểu tình cầm biểu ngữ phản đối cảnh sát trước một cửa hàng. Cửa hàng này đã bị đốt cháy trong cuộc bạo loạn sau lễ tưởng niệm cho Brown. Ảnh: Reuters

Thống đốc bang Missouri Jay Nixon mô tả Ferguson trông giống như một "vùng chiến sự" sau nhiều ngày liền chìm trong bạo lực. Ông quyết định điều động lực lượng tuần tra đường cao tốc của bang hòa giải với người biểu tình.
Sĩ quan người Mỹ gốc Phi
Ron Johnson đã tiên phong lực lượng này chủ động bắt tay và ôm người biểu tình trên đường phố. Ảnh: Reuters

Một góc tưởng niệm được dựng lên gần nơi Brown bị bắn. Hôm qua, gia đình cậu bé cũng lên tiếng kêu gọi mọi người bình tĩnh và yêu cầu giới chức liên bang tiến hành một cuộc khám nghiệm tử thi độc lập cho con trai họ. Ảnh: Reuters

Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi "hòa bình" và khẳng định giới chức có trách nhiệm tổ chức điều tra công khai, minh bạch.
"Không bao giờ có sự tha thứ cho bạo lực chống lại cảnh sát hay với những người lợi dụng bi kịch này làm vỏ bọc cho việc phá hoại hay cướp bóc", ông nói.
Trong ảnh, người biểu tình đeo huy hiệu có ảnh Brown và biểu ngữ ghi "Đừng bắn". Ảnh: Reuters

Hàng trăm người cũng đổ ra đường ở thành phố New York buổi tối hôm qua để phản đối bạo lực ở Ferguson và yêu cầu công bằng cho Brown. Thiếu niên này bị bắn chết chỉ hai ngày trước khi bắt đầu kỳ học đại học. Ảnh: AFP

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ