Trung tâm dữ liệu Băng tuyết quốc gia Mỹ ở Colorado cho biết, lượng băng biển mùa hè tại Bắc Cực đã giảm sâu nhất vào hôm 10/9. Khối lượng băng biển tại thời điểm này chỉ đạt khoảng 4,14 triệu km2, ít hơn so với năm 2007 và là mức băng thấp nhất lần thứ hai kể từ năm 2007.
Theo NASA, mức băng biển tối thiểu trong năm nay đã thấp hơn gần 2,56 triệu km2 so với mức trung bình trong giai đoạn 1979 – 2000. Diện tích này ngang bằng với hai tiểu bang Alaska và Texas, Mỹ cộng lại.
Trong quá trình theo dõi băng biển Bắc Cực kéo dài từ năm 1978 tới nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy một sự suy giảm đáng kể mức băng biển trung bình tại Bắc Cực suy giảm đáng kể sau mỗi tháng.
Lớp băng biển Bắc Cực có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ của hành tinh, ngoài ra còn gián tiếp ảnh hưởng đến sự lưu thông của khí quyển, đại dương, cộng đồng dân cư và hệ sinh thái quanh vùng cực.
Băng biển Bắc Cực thường co lại trong suốt mùa xuân-hè cho đến khi được mở rộng trở lại vào mùa thu-đông. Tuy nhiên mùa hè này thực sự là một câu chuyện đáng bàn tới do tốc độ tan bằng tại Bắc Cực đang nhanh đến bất ngờ. Băng bắt đầu tan chảy mạnh mẽ vào tháng Ba và lượng băng tiếp tục biến mất cho tới tháng Năm.
Tới thời điểm tháng 6 và tháng 7, khi áp lực không khí thấp và mây nhiều hơn, quá trình này mới tạm chậm lại. Tuy vậy sau hai cơn bão lớn đi qua lưu vực Bắc Cực trong tháng 8, tốc độ tan băng lại tiếp tục gia tăng trong tháng 9.
Theo nhà nghiên cứu Walt Meier thuộc Trung tâm không gian Goddard của NASA cho biết, nhiều thập kỷ trước đây, mùa tan băng thường diễn ra khá chậm vào thời điểm giữa tháng Tám, nhưng lớp băng hiện nay đang giảm nhanh chóng và mọi quy luật đều biến đổi khác thường.
Một nghiên cứu công bố gần đây cho biết, mức băng biển hàng tháng chưa bao giờ ghi nhận kỷ lục cao nào suốt từ năm 1986. Nhưng trong cùng khoảng thời gian đó đã ghi nhận tới 75 lần mức băng thấp nhất, đó là một "sự tương phản" đáng kinh ngạc.
Tác giả chính của nghiên cứu, Claire Parkinson nhấn mạnh: "Một điều chắc chắn rằng, không chỉ tháng 9 mới xảy ra hiện tượng tan băng. Nhiều kỷ lục trước cho thấy, băng biển sẽ không thể nào tăng trở lại tại chính nơi đã từng sụt giảm, thậm chí ngay cả vào giữa mùa đông".
Phân tích của Parkinson kéo dài từ năm 1979 tới 2015. Trong dữ liệu nghiên cứu về Nam Cực của Parkinson cho thấy, đã có 6 lần mức băng giảm kỷ lục và 45 cao kỷ lục. Xét về mức độ, Nam Cực vẫn đang an toàn hơn rất nhiều so với Bắc Cực.
Cũng theo một nhà khoa học có tên Michael Mann đến từ Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết, hiện tượng băng biển suy giảm tại Bắc Cực gần như có sự đóng góp đáng kể tới những hiện tượng thời tiết dị thường ở các vùng vĩ độ thấp mà nhân loại đã chứng kiến trong nhiều năm gần đây.