Bạn đã ăn bơ đúng cách chưa?

Bơ có rất nhiều lợi ích sức khỏe nhưng chúng cũng có những tác dụng phụ nếu bạn ăn sai cách.

Bạn đã ăn bơ đúng cách chưa?

Quả bơ được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như ăn quả tươi, chế biến nhiều món ăn ngon, tinh chiết dầu ăn và đặc biệt bơ được sử dụng rất nhiều trong mỹ phẩm cho việc chăm sóc sắc đẹp. Hiện nay đang vào mùa bơ rộ.

Bạn đã ăn bơ đúng cách chưa? - Ảnh 1

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả bơ có giá trị dinh dưỡng rất cao. Chúng giàu dinh dưỡng như vitamin A, E, D cùng với các khoáng bao gồm canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen.

Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 450gr trái bơ: Calo: 50, tổng lượng chất béo: 4.5 g, chất béo bão hòa: 0,5 g, chất béo không bão hòa đa: 0,5 g, chất béo không bão hòa đơn: 3 g, kali: 140 mg, carbohydrate: 3 g, chất xơ: 1 g , Protein: 1 g, Vitamin E: 4%, Vitamin B2: 4%, Vitamin B6: 4%, Vitamin B5 (Pantothenic acid): 4%, Magie: 2%, đồng: 2%, Vitamin C: 4%, sắt: 2%, Vitamin B1: 2%, Vitamin B3: 4%, Folate: 8%, Phospho: 2%, kẽm: 2%, mangan: 2%…

Ngoài ra, quả bơ còn có hàm lượng muối thấp, chất xơ cao, có hàm lượng lutein cao, có chất carotenoid tự nhiên giúp mắt sáng và duy trì một làn da đẹp.

Để đảm bảo tận dụng được giá trị của trái bơ hay lưu ý cách ăn quả bơ đúng cách, mọi người nên:

Ăn cả phần xanh đậm

Đa phần mọi người thường hay bỏ phần thịt xanh đậm ngay dưới vỏ bơ vô hình chung làm mất đi lượng dinh dưỡng quý giá, theo Yêu Trẻ Thơ.

Phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của quả bơ nằm ở phần thịt xanh đậm ngay dưới lớp da. Mọi người nên nhẹ nhàng dùng tay bóc vỏ bơ.

Khi mang thai và cho con bú hạn chế ăn quá nhiều quả bơ

Trong trái bơ có chứa nguồn vitamin B6 dồi dào giúp giảm cơn buồn nôn ở phụ nữ khi mang thai và tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé, hỗ trợ sản xuất hồng cầu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất khi mang bầu.

Tuy nhiên, ăn nhiều bơ trong khi mang thai và cho con bú có thể làm giảm khả năng sản xuất sữa. Nếu người mẹ cho con bú tiêu thụ bơ với số lượng lớn, các bé sẽ dễ bị đau bụng.

Bạn đã ăn bơ đúng cách chưa? - Ảnh 2

Kết hợp sai lầm

Nếu bạn không chú ý mà sử dụng bơ bất cứ lúc nào, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cụ thể là khi đang sử dụng một số loại thuốc thì sẽ anh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc.

Vì quả bơ có tác dụng kháng viêm nhưng đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của một số loại thuốc. Ví dụ như nếu bạn đang uống thuốc làm loãng máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn ăn bơ vì quả bơ có thể làm cho loại thuốc này mất tác dụng.

Đang giảm cân thì không nên ăn nhiều bơ

Hàm lượng calo trong quả bơ khá cao nên nếu ăn nhiều có thể khiến bạn nạp nhiều calo cho cơ thể, gây tăng cân.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong một ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 2 thìa cà phê tương đương với 1/6 quả bơ thế là đủ bởi lẽ với mỗi thìa cà phê trái bơ, cơ thể bạn đã được cung cấp 5g chất béo và 55 đơn vị calo.

Lưu ý ăn khi cơ địa quá mẫn cảm

Người có cơ địa dị ứng khi ăn có thể gặp vấn đề dị ứng với triệu chứng là phát ban, ngứa, mẩn đỏ ở da. Ăn quá nhiều bơ sẽ gây cảm giác ngứa ở miệng và sưng lưỡi.

Bên cạnh đó, người nhạy cảm với latex nên tránh dùng bơ vì nó làm tăng mức độ kháng thể IgE trong huyết thanh trong cơ thể dẫn tới phản ứng dị ứng.

Bạn đã ăn bơ đúng cách chưa? - Ảnh 3

Cách chọn và bảo quản quả bơ

- Bơ ngon là khi ta bóp nhẹ thấy hơi mềm cầm chắc tay, không ọp. Nếu không, hãy thử bấm nhẹ vào cuống bơ, thấy hơi mềm thì chọn. Mặc dù phần đuôi chưa mềm nhưng nó sẽ chín dần về sau, theo Gia đình và Xã hội.

- Có một loại bơ khi chín phần hạt sẽ tách khỏi thịt, lắc nhẹ kêu lúc lắc, đó là bơ nâu. Tuy nhiên, nếu khi lắc hạt lăn nghe quá rõ thì trái bơ đó thịt sẽ mỏng. Bơ dáng tròn thì hạt thường to nhưng ít xơ còn bơ dáng thuôn dài thì hạt nhỏ mà thịt lại dày nhưng sẽ có xơ.

- Khi bổ một quả bơ mà con không ăn hết, bạn có thể bôi một chút dầu ăn lên bề mặt bơ để giữ bơ tươi lâu và không bị thâm.

Theo Người đưa tin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ