Bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không dùng thuốc giải rượu

Theo các bác sĩ, hiện nay chưa có một loại thuốc nào được công nhận có thể chống say rượu hay giải rượu nhanh.

Bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không dùng thuốc giải rượu
Bac si khuyen cao tuyet doi khong dung thuoc giai ruou - Anh 1

Ảnh minh họa

Uống thuốc giải rượu vẫn say

Anh Nguyễn Mạnh Hoàn trú tại Hà Đông, Hà Nội. Tết năm ngoái, anh phải vào nhập viện cấp cứu do uống quá nhiều rượu.

Anh Hoàn cho biết, trước tết vợ anh đã thủ sẵn cho chồng ít thuốc chống say rượu. Trước khi vào tiệc anh uống thuốc. Tự tin đã có “bùa hộ mệnh”, anh Hoàn uống thoải mái hơn. Nào ngờ, đêm về say, anh nôn mật xanh, mật vàng và ngủ li bì, mệt không dậy được. Đến đêm 30 Tết, chân tay run lẩy bẩy, tim đập nhẹ, anh phải vào bệnh viện cấp cứu.

Bác sĩ chẩn đoán ngộ độc rượu, anh nằm viện đến chiều mùng 1 Tết mới được về nhà. Cả tết, anh Hoàn như “người như đi mượn”. Đặc biệt, bác sĩ còn bảo may là anh chỉ uống 2 liều thuốc giải rượu chứ uống nhiều có khi còn bị liệt gan.

Anh Vũ Văn Trà trú tại Đông Hưng, Thái Bình, cũng suýt chết vì thuốc giải rượu. Cả Tết ung dung với thuốc giải rượu không say nhưng hôm nào về nhà anh cũng trong tình trạng bí tỷ, người mệt hơn. Đến mùng 4 Tết, anh không có cảm giác đói, không ăn được, người mệt, bụng đau âm ỉ.

Đến viện khám, bác sĩ cho biết, anh bị viêm gan do rượu. Cũng may anh Trà đến viện sớm, nếu không anh có thể bị suy gan cấp vì gan phải làm việc quá tải.

Hiện nay trên mạng xã hội và internet, có rất nhiều thông tin về các loại thuốc giải rượu bia như: Thuốc giải rượu từ Nhật Bản, thuốc giải rượu xách tay từ Nga, từ Châu Âu rồi đủ các loại viên giải rượu. Tất cả đều có những quảng cáo vô cùng hấp dẫn như: là thuốc giải rượu bia hiệu quả, chống say rượu bia hiệu quả, chống nôn khi uống rượu…

Tại các quầy thuốc, viên giải rượu cũng trở thành mặt hàng hút nhiều người tìm mua dịp cuối năm. Tại quầy thuốc phố Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, chị nhân viên bán hàng đã rất niềm nở giới thiệu một số tên thuốc viên uống Voskyo 3, M Mewol-21, SAP- 21 hay RU-21...tất cả đều được quảng cáo có công dụng giải rượu rất nhanh và thải độc cho gan.

Tuyệt đối không dùng

Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Bảo – Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, các loại thuốc giải rượu trên thị trường đều không có tác dụng trong giải rượu vì hiện nay chưa có một nghiên cứu nào tác dụng của nó.

Nếu uống thuốc giải rượu có thể dẫn đến mất mạng vì tác dụng giả tạo của nó. Khi uống rượu, gan là nơi làm việc nhiều nhất. Thứ nữa, rượu làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Đây là hai cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất khi uống rượu.

Khi uống, cồn vào máu sẽ làm thay đổi, chuyển hóa cơ bản các tế bào não ở những vùng chịu trách nhiệm về nhân cách, phán đoán, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... Việc uống viên giải rượu vào lúc này sẽ làm tăng gánh nặng cho não.

Vì vậy, người liên tục dùng viên giải rượu và rượu cùng lúc sẽ nhanh chóng bị sa sút về nhận thức, rối loạn hành vi...

Cùng quan điểm, TS Vũ Trường Khanh – Trưởng Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng, ngày Tết uống rượu tuyệt đối không sử dụng viên giải rượu vì nó không có tác dụng giải rượu mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người uống.

Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hầu như năm nào trung tâm cũng cấp cứu các trường hợp ngộ độc rượu và trong số đó có nhiều trường hợp là nạn nhân của thuốc giải rượu.

Bác sĩ Nguyên cho rằng, hiện nay trên thế giới chưa có một công trình nghiên cứu nào khẳng định có thuốc giải được rượu, chống say rượu. Vì thế người dân không được mua thuốc giải rượu, chống say rượu kẻo tiền mất, tật mang.

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.