Bác sĩ "khử khuẩn"" cho bệnh nhân trong vùng dịch Ebola

Ngày 14/8, Bộ Y tế phối hợp với Viện Pasteur TPHCM tổ chức tập huấn công tác phòng, chống bệnh Ebola cho đội ngũ bác sĩ tại TPHCM.

Bác sĩ "khử khuẩn"" cho bệnh nhân trong vùng dịch Ebola

Theo báo cáo của Bộ Y tế, bệnh Ebola do vi rút Ebola là một loại vi rút truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm thuộc nhóm A có khả năng lây lan nhanh có tỷ lệ tử vong cao. 

Bệnh lây lan từ người này qua người khác qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường, dụng cụ bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh.

PGS. TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Từ tháng 12/2013 đến ngày 1/8/2014, dịch bệnh do vi rút Ebola đã bùng phát trở lại tại 4 quốc gia vùng Tây Phi gồm: Guinea, Leberia, Sierra Leone và Nigeria.
Tình huống giả định những bệnh nhân trong vùng dịch Ebola đang được các bác sĩ điều trị, khử khuẩn
Tình huống giả định những bệnh nhân trong vùng dịch Ebola đang được các bác sĩ điều trị, khử khuẩn
“Tính đến ngày 12/8/2014, đã có tổng cộng 1.850 trường hợp mắc trong đó có 1.013 người tử vong tại 4 nước vùng Tây Phi. Đặc biệt, vụ dịch lần này đã ghi nhận hơn 200 cán bộ y tế mắc bệnh do vi rút Ebola là những người đã trực tiếp tham gia vào chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Hiện tại ở Việt Nam chưa ghi nhận được trường hợp nào mắc bệnh này” - Ông Phu nói.
Trong buổi tập huấn, Bộ Y tế, Viện Pasteur TPHCM đã triển khai chương trình tập huấn cho đội ngũ y tế trên địa bàn thành phố. Theo kịch bản của tình huống giả định, một ổ dịch gồm những người đi công tác tại Liberia về nhà tại TPHCM sau 16 ngày phát hiện sốt, tiêu chảy, đau cơ, tiêu chảy và xuất huyết. Bệnh nhân được các bác sĩ khám và theo dõi Ebola.
Để chuyển các bệnh nhân đến bệnh viện cách ly và điều trị, đội cơ động chống dịch Viện Pasteur TPHCM gồm 18 người được điều động đến ổ dịch để khử khuẩn cho bệnh nhân, người tiếp xúc phương tiện vận chuyển trước khi bệnh nhân và người nhà đến khu cách ly.

Xe khử khuẩn cơ động cũng được điều đến tham gia khử khuẩn cho bệnh nhân, người tiếp xúc, cán bộ chống dịch sau khi hoàn thành nhiệm vụ ra khỏi vùng dịch. 

Những bệnh nhân được chuyển về nhà khử khuẩn gồm 3 luồng của bệnh viện, bệnh nhân nặng nhất sẽ được chuyển vào băng ca cứu thương.

Tại bàn phân luồng của bệnh viện, các bệnh nhân sẽ được đăng ký tên, tuổi, địa chỉ… sau đó chuyển vào các luồng khử khuẩn. Tại đây, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thay quần áo, cách sử dụng các vòi nước, hóa chất, nước khử khuẩn rồi đưa vào khu cách ly.
Đối với phương tiện vận chuyển sẽ được khử khuẩn ở khu vực riêng. Khu vực này có một giàn phun hóa chất dưới gầm xe, trên mui, 2 bên thân xe…
Theo vtc.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.