Bà Park Geun-hye sẽ sống thế nào trong nhà giam

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye không kết hôn, không có gia đình kề bên để làm điểm tựa.

Bước vào cuộc sống mới trong Trung tâm giam giữ Uiwang kể từ ngày 31/3, bà tiếp tục cuộc sống cô độc tuổi già ở nhà giam.
Bước vào cuộc sống mới trong Trung tâm giam giữ Uiwang kể từ ngày 31/3, bà tiếp tục cuộc sống cô độc tuổi già ở nhà giam.

Bà Park Geun-hye sinh ngày 2/2/1952 tại Samdeok-dong Jung-gu, Daegu. Bà là con gái lớn của cố Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee, mẹ là Yuk Young-soo. Ông Park Chung-hee bị ám sát bởi chính người đứng đầu Cục Tình báo của ông vào năm 1979.

5 năm trước khi vụ ám sát Tổng thống Park Chung-hee diễn ra, mẹ của bà Park đã bị bắn chết ở trung tâm Seoul. Với việc cả bố và mẹ đều là nạn nhân của những cuộc bạo loạn chính trị, bà Park phải tự mình dấn thân vào chính trường - nơi bà cũng bị tấn công một cách bạo lực. Khuôn mặt bà từng bị rạch nhiều đến nỗi phải khâu tới 60 mũi.

Ngoài xuất thân đặc biệt này, bà Park không kết hôn, không có con cái kề bên làm điểm tựa. Với em trai và em gái, bà không liên lạc suốt nhiều năm.

Điều này khiến công việc của bà Park trở nên khó khăn và đơn độc trong những năm tháng làm tổng thống ở Nhà Xanh. Bà thường xuyên ăn một mình, vừa ăn vừa xem tivi.

Chính "sự cô đơn" đã khiến bà lệ thuộc ngày càng nhiều hơn vào tình bạn cũng như sự dẫn dắt của người bạn gái Choi Soon-sil. Từ đó, bà dần dần dính đến các bê bối chính trị.

Sau khi bị truất truất khỏi ghế tổng thống ngày 10/3, bị buộc rời khỏi dinh thự tráng lệ, bà Park một thời ngồi trên đỉnh cao quyền lực giờ phải làm quen với cuộc sống tù túng ở Trung tâm giam giữ Uiwang từ ngày 31/3 với bữa ăn giá chỉ gần 30.000 đồng.

Ba Park Geun-hye se song the nao trong nha giam - Anh 1

Trung tâm Giam giữ Uiwang ở phía Nam thủ đô Seoul

Khi vào trại giam, bà Park có thể ở trong buồng đơn tại một tòa nhà biệt lập vì lý do an ninh để ngăn bà tiếp xúc với các tù nhân khác nhưng bà sẽ phải tuân thủ các quy tắc giống như những người khác, từ bữa ăn cho đến việc giám sát phòng.

Bà Park bị buộc phải mặc đồng phục với màu xanh lá cho nữ giới. Bà cũng phải thức giấc theo quy định lúc 6 giờ và đi ngủ lúc 21 giờ. Mỗi ngày, bà được phép ra ngoài 1 tiếng để vận động.

Bà cũng phải tự làm những việc sinh hoạt hàng ngày như rửa khay đựng đồ ăn sau khi dùng bữa xong, tự giặt giũ quần áo. Nghi phạm được sử dụng bồn tắm nước nóng chung 2 lần/tuần.

Bà Park từ lâu luôn duy trì một kiểu tóc yêu thích giống người mẹ quá cố. Ngày nào cũng vậy, nếu chưa trải qua việc làm tóc kéo dài hàng giờ đồng hồ với các chuyên gia stylist riêng, bà Park sẽ không gặp gỡ bất cứ ai.

“Thủ tục” làm tóc đó đã bị dư luận chỉ trích dữ dội khi có những nguồn tin lý giải nó là một trong những lý do khiến bà Park vắng mặt suốt vài giờ đầu tiên vô cùng quan trọng khi phải ứng phó với thảm họa chìm phà Sewol năm 2014 -đó là lúc các quan chức hữu trách cần gặp bà để xin ý kiến chỉ đạo.

Kể từ khi rời Nhà Xanh đầu tháng Ba, bà Park đã mời những chuyên gia stylist tới nhà riêng. Đó là 2 chị em gái mà những nguồn tin trong ngành cho biết họ nhận được 500.000 won (450 USD) cho mỗi lần làm tóc.

Thông tin này lại làm dấy lên những chỉ trích trong dư luận Hàn Quốc. Tuy nhiên bà Park sẽ không được phép làm kiểu tóc bà yêu thích nữa khi đã ở trong tù bởi vì lý do an ninh, các ghim kẹp kim loại bị cấm dùng.

"Khoảnh khắc mà bà Park cởi bỏ ghim cài tóc hoặc khi thức dậy mà không thể chỉnh trang tóc tai, là lúc bà ấy sẽ thực sự đối mặt với một thực tế khắc nghiệt mới" - Nghị sĩ, luật sư kiêm cựu công tố viên Lee Yong-ju cho biết.

Còn cựu công tố viên Kim Kyung-soo cho biết, việc nhờ người ở bên ngoài trại giam vào làm tóc là hành động bất bình đẳng giữa các tù nhân; do đó, bà Park sẽ rất khó khăn để thuyết phục quan chức nhà tù rằng họ cần một người ở bên ngoài vào để làm tóc cho bà.

Trong tù có thợ làm tóc nhưng dịch vụ chỉ giới hạn ở việc cắt tóc. Mỹ phẩm tại trại giam chỉ có các sản phẩm cơ bản như nước hoa hồng hay kem dưỡng ẩm, không có thuốc nhuộm tóc.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ