Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Ba Lan đang nỗ lực để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Nga, mà đôi khi Moscow sử dụng chúng như một công cụ để gây áp lực chính trị đối với các đối tác của mình.
Những nỗ lực này bao gồm các hợp đồng dài hạn về việc cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ, Qatar và các quốc gia khác, cũng như phát triển một đường ống dẫn khí mới với Na Uy để cung ứng từ Biển Bắc. Ba Lan cũng có khí đốt dự trữ cho mình.
Công ty PGNiG của Ba Lan cho biết, theo các điều khoản của thỏa thuận, họ đã gửi Gazpro - được kiểm soát bởi nhà nước Nga, thông báo rằng họ sẽ chấm dứt hợp đồng kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2022, khẳng định Ba Lan vẫn sẽ tiếp tục có đủ năng lượng sau ngày đó.
Bộ trưởng tài chính và phát triển, Jerzy Kwiecinski cho biết ý định này không chỉ đơn thuần là ngăn chặn nhập khẩu từ Nga mà còn là điều kiện để có được các điều khoản công bằng.
“Tất cả mọi thứ sẽ phụ thuộc vào các điều khoản tài chính, nhưng chúng tôi không thể chấp nhận khí đốt mà chúng tôi mua (từ Gazprom) là một trong những loại khí đắt nhất thế giới”, theo ông Kwececki.
Ba Lan đã nhiều lần nói rằng các điều khoản tài chính của hợp đồng Gazprom là bất lợi và theo nước này đang phải trả giá cao hơn so với các quốc gia khác ở châu Âu.
Ba Lan sử dụng khoảng 14 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Theo hợp đồng với Gazprom, nước này phải nhập khẩu khoảng 10 tỷ mét khối khí đốt từ Gazprom mỗi năm.