Theo PhoneArena, hai khách hàng kể trên có tên là Vicky Maldonado và Joane McRight. Sự việc bắt đầu khi chiếc iPad 3 của họ bị rơi và vỡ màn hình sau 6 tháng sử dụng.
Bời vì đây là tai nạn do lỗi của người dùng nên sẽ mất tới 250 USD để thay màn hình mới. Trong khi đó, nếu tham gia chương trình AppleCare+ và thay thế hoàn toàn thiết bị thì sẽ chỉ mất 100 USD.
Bị thuyết phục bởi tính hấp dẫn của chương trình, Maldonado đã đăng kí tham gia AppleCare+ để mua một chiếc iPad 4 vào tháng 9/2013. Tới tháng 5/2015, họ lại tiếp tục làm hỏng chiếc iPad này trong một vụ tai nạn và nhận được một chiếc iPad từ chương trình thay thế bảo hành của Apple.
Sẽ không có gì đáng nói nếu chiếc iPad được gửi đến không phải là hàng tân trang (refurbished), điều mà Maldonado không hề nghĩ tới. Tại tòa, cô nói rằng việc này đi ngược lại với điều khoản của AppleCare+ rằng người dùng sẽ nhận được "thiết bị mới hoặc tương đương mới".
Maldonado mong muốn một lời khẳng định rõ ràng từ tòa án xem hàng tân trang lại có được xem là hợp lệ hay không. Theo như đơn tố cáo, cô cho biết rằng trong điều khoản của AppleCare+ không hề ghi hàng tân trang lại có thể dùng để làm hàng thay thế bảo hành.
Nếu Maldonado và McRight thắng vụ kiện này, Apple sẽ phải đối mặt với việc bồi thường cho tất cả các khách hàng đã mua thiết bị iOS trong chương trình AppleCare và AppleCare+ từ ngày 11 tháng 7 năm 2011 mà chỉ nhận được một thiết bị tân trang lại thay cho hàng thay thế bảo hành.
Ngoài ra thì họ cũng mong muốn Apple sẽ bị cấm dùng hàng tân trang trong bảo hành cũng như hãng phải thêm lựa chọn cho phép khách hàng được chuyển các thiết bị bị hỏng sang tiền mặt tương ứng.