Tuy mới đầu hè nhưng thời tiết nắng nóng khá gay gắt khiến thị trường "trang phục chống nắng" nhanh chóng tăng nhiệt. Một trong những mặt hàng tiêu thụ rất mạnh đó là áo chống nắng .
Nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, sản phẩm áo chống nắng được các nhà sản xuất tung ra thị trường ngày càng nhiều với đủ kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu và giá cả.
Bên cạnh những sản phẩm chống nắng sản xuất trong nước có giá từ khoảng 80 nghìn đồng - 300 nghìn đồng, nhiều cửa hàng thời trang còn nhập những loại áo chống nắng, găng tay, khẩu trang chống tia tử ngoại (UV), ngăn ngừa ung thư da từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Song song đó, giá của những sản phẩm này đang được bán trên thị trường cao gấp nhiều lần so với những sản phẩm thông thường.
Lướt qua một số trang mạng bán hàng trực tuyến, những lời quảng cáo nghe hết sức hấp dẫn như: áo chống nắng được 95%, có khả năng chống tia UV, ngừa lão hóa, ngừa ung thư,...tuy nhiên giá thành của một chiếc áo này không hề rẻ.
Các loại áo chống nắng với xuất xứ của Nhật Bản có chức năng chống tia UV đang được nhiều chị em ưa chuộng có giá khoảng từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng/sản phẩm.
Cao cấp hơn nữa là những sản phẩm được quảng cáo sử dụng chất liệu có chứng nhận về chỉ số UPF 50+ (chỉ số đánh giá mức độ bảo vệ của chất liệu vải khỏi các tia UVA, UVB) có giá từ 800.000 đồng- 1,2 triệu đồng/sản phẩm
"Chiếc áo này là hàng cao cấp, áo có chỉ số chống nắng UPF 50++, tỷ lệ che UV có thể đến hơn 97%, áo mềm mịn, mỏng nhẹ, thoáng mát, hút thấm mồ hôi”, nhân viên cửa hàng thời trang thương hiệu Nhật Bản giới thiệu.
Để giữ gìn nhan sắc và sức khỏe, nhiều chị em không ngần ngại mở hầu bao đầu tư tiền triệu một chiếc áo chỉ để đi nắng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người lăn tăn, dè dặt với mặt hàng có giá quá đắt đỏ như vậy.
"Đó chỉ là lời nói của người bán, còn thực hư có chống được tia tử ngoại như quảng cáo hay không thì chẳng ai biết được", chị Hà, một khách hàng tỏ vẻ nghi ngờ.
Trước thông tin sản phẩm chống nắng có chức năng chống tia UV, tia tử ngoại được bán với giá cao hơn những sản phẩm chống nắng thông thường, các chuyên gia cho rằng mỗi loại vải lại có khả năng cản bức xạ tia UV ở mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, người tiêu dùng chỉ cần mua những sản phẩm được làm từ sợi vải có đủ độ dày, có thể thấm mồ hôi tốt, thoáng khí là có thể bảo vệ da tốt.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện nay có rất nhiều áo chống nắng làm từ sợi vải tổng hợp, vải bông, vải Jean...đều có tác dụng chống nắng rất tốt, một chiếc áo chỉ cần ánh nắng không thể xuyên qua được là đã có khả năng chống nắng.
“Nhiều sản phẩm chống nắng quảng cáo chống tia UV, tia tử ngoại chỉ là chiêu câu khách, thu hút khách hàng.
Bởi về nguyên tắc, bất cứ vật gì cản được ánh sáng đều có khả năng chống tia UV. Do vậy, nhiều chiếc áo khoác nắng bình thường của Việt Nam cũng hoàn toàn có thể chống nắng hiệu quả mà giá cả rất phải chăng”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng chỉ ra rằng, cách tốt nhất để chọn chất liệu chống tia cực tím hiệu quả là căng tấm vải lên trước ánh nắng mặt trời. Nếu ánh nắng vẫn có thể đi xuyên qua thì khả năng chống tia cực tím của loại vải đó thấp. Ngược lại, ánh nắng mặt trời không chiếu qua tấm vải, thì đây là chất liệu tốt để sử dụng.
Áo chống nắng "thần thánh" chống tia UV có đáng tiền?
GD&TĐ - Chuyên gia cho rằng vật gì cản được ánh sáng đều có khả năng chống tia UV, người tiêu dùng chỉ cần mua những sản phẩm áo chống nắng đủ độ dày, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí là có thể bảo vệ da tốt.
Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Hà Giang
‘Nghĩa tình Duyên Hải’ lan tỏa giá trị nhân văn và phát triển bền vững
Một số dự án đầu tư trực tiếp trọng điểm tại Thanh Hoá bị chậm tiến độ
Kết quả xổ số Vietlott 14/12 - Xổ số Vietlott 6/55 thứ Bảy
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần có cơ chế chính sách riêng
Tin tiêu điểm
Thiết giáp hạng nặng trên khung T-72 xuyên thủng tuyến phòng thủ đối phương?
Thế giớiGD&TĐ - Những xe bọc thép chở quân sử dụng khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực có lẽ là phương tiện cần thiết với Quân đội Nga hiện nay.
Sẽ gọi tái ngũ hàng trăm tiêm kích MiG-31 trong kho dự trữ?
Thế giớiGD&TĐ - Các nguồn thông tin mở cho biết đến năm 2018, Nga có thể vẫn lưu giữ tới 130 tiêm kích MiG-31 trong các kho dự trữ.
Forbes nêu tên quốc gia có lực lượng pháo binh lớn nhất thế giới
Thế giớiGD&TĐ - Quân đội Nga có kho vũ khí pháo lớn nhất và cũng có nguồn cung cấp đạn dược ổn định – Tạp chí Forbes tuyên bố ngày 16/7.
Bài học quý giá từ phương tiện chủ chốt trong chiến dịch đặc biệt
Thế giớiGD&TĐ - Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M do Nga sản xuất đã trở thành một trong những phương tiện chủ chốt trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Đóng hàng loạt tàu đổ bộ Dự án 11711 với cấu hình mới
Thế giớiGD&TĐ - Cấu hình mới của tàu đổ bộ Dự án 11711 mang lại khả năng tác chiến cao hơn cho Hải quân Nga.
Nam sinh người Tày đỗ đầu khối A01 tỉnh Lạng Sơn từng bỏ vòng loại HSG quốc gia
Học đườngGD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
Tìm ra nguyên nhân máy tính chạy Windows toàn cầu ngừng hoạt động
Thế giớiGD&TĐ - Trong ngày, tình trạng ngừng hoạt động của các thiết bị máy tính chạy Windows được báo cáo ở nhiều quốc gia khác nhau.
Tin nổi bật
Vì sao nhiều trường đại học phía Nam bỏ phương án xét tuyển bằng học bạ?
Giáo dụcHàng trăm máy bay không người lái FPV đánh bại quân đội hạng 61 trong 12 ngày
Thế giớiGiáo viên chủ nhiệm đồng hành, tạo động lực giúp học trò tiến bộ
Trao đổiNATO không còn rào cản tại châu Âu
Thế giớiÔng Trump làm điều mà các đời Tổng thống Mỹ trước đây chưa từng
Thế giớiThời gian Oreshnik tiếp cận các căn cứ NATO
Thế giớiVóc dáng gái một con đẹp hút mắt của Huyền Lizzie
Văn hóaCác cơ sở hạt nhân Iran chuẩn bị hứng đòn tấn công?
Thế giớiLăng mạ xúc phạm chồng, người phụ nữ ở Quảng Bình bị phạt 7,5 triệu đồng
Giáo dục pháp luậtGiải phóng Novoivanovka ở Kursk, kiểm soát Zarya ở hướng Avdeevka
Thế giớiMoscow sắp kiểm soát 90% nguồn than cho ngành thép Ukraine
Thế giớiĐừng bỏ lỡ
Bùi Vĩ Hào quyết 'xé' lưới tuyển Indonesia
GD&TĐ - Tiền đạo trẻ đội tuyển Việt Nam Bùi Vĩ Hào quyết tâm sút tung lưới Indonesia trong trận chung kết sớm của bảng B ASEAN Cup 2024.
Sinh viên Đại học Đà Nẵng nhận học bổng từ doanh nghiệp Nhật Bản
GD&TĐ - 20 sinh viên các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng nhận học bổng Keidanren và JCCI năm 2024.
Ngôi sao tuyển Việt Nam khiến Indonesia 'dè chừng'
GD&TĐ - Ngôi sao của đội tuyển Việt Nam khiến báo giới Indonesia lo ngại trước màn đại chiến giữa hai đội.
826 bản mẫu SGK theo Chương trình GDPT 2018 đã được biên soạn
GD&TĐ - Tổng số đầu bản mẫu SGK các môn học và hoạt động giáo dục được biên soạn theo Chương trình GDPT 2018 đến nay là 826 đầu sách.
Kết quả xổ số miền Bắc ngày 14/12/2024 - XSMB 14/12
GD&TĐ - Tìm hiểu kết quả xổ số miền Bắc ngày 14/12/2024 - XSMB 14/12, cập nhật ngay hôm nay.
Kết quả xổ số miền Trung ngày 14/12/2024 - XSMT 14/12
GD&TĐ - Tìm hiểu kết quả xổ số miền Trung ngày 14/12/2024 - XSMT 14/12, cập nhật ngay hôm nay.
Giữa thinh không, con người và cây cối bình đẳng
GD&TĐ - Là giảng viên Khoa Điêu khắc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Nguyễn Ngọc Lâm được xếp là một trong 'ngũ nhạc điêu khắc'.
Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng khai giảng lớp dự bị tiếng Việt cho LHS Lào
GD&TĐ - Ngày 13/12, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng khai giảng Chương trình Dự bị tiếng Việt cho Lưu học sinh Lào năm học 2024-2025.
Báo Mỹ chỉ rõ nhược điểm của tuần dương hạm hạt nhân Đô đốc Nakhimov
GD&TĐ - Mặc dù được hiện đại hóa sâu nhưng tuần dương hạm hạt nhân Đô đốc Nakhimov vẫn còn nhiều nhược điểm lớn.
Hà Nội chúc mừng thành tích 6 học sinh thi Olympic khoa học trẻ quốc tế
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Hà Nội đón và chúc mừng thành tích xuất sắc của đoàn học sinh Việt Nam tại Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024.
Nghệ An tinh giản bộ máy hành chính, hợp nhất nhiều sở ngành
GD&TĐ - Theo đề án sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh Nghệ An sẽ giảm 6 sở và 1 cơ quan trực thuộc tỉnh.
Một bí thư xã ở Cà Mau tự ý gỡ máy lạnh cơ quan đem về nhà sử dụng
GD&TĐ - Một bí thư xã ở Cà Mau tự ý gỡ máy lạnh cơ quan đem về nhà sử dụng, đồng thời tiếp nhận tiền vận động nhưng “quên” nhập quỹ.