Trăng tròn tại khu đền thờ thần Poseidon cũ ở Athens, Hy Lạp, đêm 20/6. Hiện tượng trăng tròn trùng với hạ chí đánh dấu sự kiện thiên văn kỳ thú lần đầu tiên xảy ra trong 50 năm qua. Tùy thuộc múi giờ và vị trí trên trái đất, người dân thế giới có cơ hội chứng kiến hiện tượng trăng tròn cùng ngày hạ chí vào ngày 20/6 đến 21/6. Ảnh: AP
Trăng tròn hạ chí quan sát từ cảng Montrose ở Chicago đêm 20/6. Theo National Geographic, đây là hiện tượng trăng tròn vào ngày hạ chí lần đầu tiên kể từ năm 1967. Vào năm 1967, hạ chí và trăng tròn cách nhau chỉ vài giờ nhưng lại vào ngày khác nhau vì tùy thuộc múi giờ. Ảnh: Chicago Tribune
Người dân vùng Somerset, Anh, quan sát trăng tròn đêm hạ chí. Đối với người dân ở bán cầu Bắc, hạ chí đánh dấu thời điểm trục phía bắc của trái đất nghiêng về phía mặt trời, tạo ra những ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm. Ảnh: AFP
Người dân tụ tập ngắm mặt trăng trong ngày hạ chí ở thành phố Kumanovo, Macedonia. Ảnh: Reuters
Ánh sáng từ trăng tròn và của các tòa nhà cao tầng ở một góc thành phố New York. Ảnh: Gothamist
Một cặp đôi ở Tokyo, Nhật Bản, quan sát trăng tròn từ từ trong buồng đu quay. Ảnh: Asahi
Hình ảnh mặt trăng dần dần mọc lên vào đêm 20/6 được chụp từ một bãi biển ở bang Minnesota, Mỹ. Ảnh: Space
"Trăng hạ chí" được quan sát qua rặng cây lúc 22h30 tại Norfolk, Anh. Anhr: GuardianWitness
Mặt trăng sáng rực sau công trình Millennium Dome ở London, Anh. Ảnh: GuardianWitness
Trăng tròn đêm 20/6 ở miền nam bang Pennsylvania. Năm nay, mặt trăng tiến đến pha tròn từ lúc 7h02 ngày 20/6 (giờ UTC), tức 6h02 ngày 21/6 (giờ Hà Nội). Do đó hai sự kiện cách nhau 12 tiếng. Ảnh: Space
Trăng tròn hạ chí được phi hành gia Jeff Williams chụp từ Trạm không gian vũ trụ quốc tế (ISS). Bức ảnh được chụp khi ISS đang bay qua khu vực phía tây Trung Quốc. Ảnh: Space