Angela Merkel thất bại trong cuộc bầu cử ở Berlin

GD&TĐ - Đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel vừa phải chấp nhận một kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử của các cuộc bầu cử ở Berlin, chỉ đạt 17,6% số phiếu bầu. 

Angela Merkel thất bại trong cuộc bầu cử ở Berlin

Thất bại của CDU là do cuộc khủng hoảng di cư và những bất đồng trong Liên minh châu Âu. Giờ đây, CDU không thể một tay tạo dựng một chính phủ mà sẽ phải đàm phán với các đảng khác.

“Thẻ đỏ” dành cho Angela Merkel

Đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo của Thủ tướng Angela Merkel vừa nhận thất bại thứ hai trong 2 tuần qua. Tại cuộc bầu cử Nghị viện ở Berlin vào ngày 18/9, CDU chỉ nhận được 17,6% số phiếu ủng hộ, trong khi đảng “Sự lựa chọn vì nước Đức” nổi tiếng với chính sách chống lại di dân đã nhận được sự ủng hộ của 14% người dân Berlin. Đây là chiến thắng thứ 10 trong 16 cuộc bầu cử địa phương của “Sự lựa chọn vì nước Đức”.

Theo các chuyên gia, đây là kết quả thấp kỷ lục của CDU ở thủ đô. Thực tế thì CDU đã mất thế trước đối thủ cạnh tranh chính của họ là đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD).

Mặc cho SPD là đảng giành được nhiều phiếu nhất và thành viên của họ - ông Michael Mueler (52 tuổi) vẫn là Thị trưởng Berlin, nhưng chiến thắng của ông ấy bị bao phủ một không khí ảm đạm - mất nhiều ghế tại Nghị viện thành phố.

Nếu như nhiệm kỳ trước họ giành được 47 ghế thì năm nay con số đó chỉ là 38. Giờ đây, CDU và SPD không còn cơ hội để thành lập liên minh. Chính vì vậy, thay vì chọn CDU, SPD có thể mời các đối tác như đảng “Cánh tả” hay đảng “Xanh”...

Nhiều chuyên gia Đức đã đánh giá kết quả cuộc bầu cử như một “thẻ đỏ” dành cho Thủ tướng Angela Merkel: Đảng cầm quyền thất thế trong khi phe đối lập đang mạnh lên.

Đi tìm nguyên nhân thất bại của CDU

Bà Angela Merkel thừa nhận nguyên nhân thất bại của CDU là chính sách nhập cư không được ưa chuộng ở Đức.

“Nếu tôi có thể, tôi sẽ quay trở lại nhiều năm trước để chuẩn bị cho mình một chính phủ liên bang và tất cả những người chịu trách nhiệm cho tình trạng này (khủng hoảng nhập cư - ND), mà chúng ta chưa sẵn sàng vào mùa hè năm 2015…” - bà Angela Merkel nói tại một cuộc họp báo diễn ra vào ngày 19/9.

Thủ tướng Đức thừa nhận cuộc mở cửa biên giới cho người tị nạn vào năm ngoái là “hỗn loạn”. Tuy nhiên, bà Merkel nói thêm với một lưu ý khá lạc quan: “Tôi hoàn toàn tự tin rằng chúng tôi thoát khỏi tình trạng này. Như mọi người đều biết, một giai đoạn phức tạp nhưng đã tốt hơn khi chúng tôi mới bước vào…”.

“Nếu chúng ta sử dụng bằng thuật ngữ bóng đá thì tình hình hiện nay là một thẻ vàng chứ không phải là thẻ đỏ cho bà Merkel” - Bình luận viên chính trị Vladislav Belov nói với Kommersant. Trong chính trị, không giống như bóng đá, các “thẻ” như vậy có thể có rất nhiều - ông Belov ví von.

Merkel đã tìm thấy sự can đảm để thừa nhận rằng cách tiếp cận của mình đối với vấn đề người di cư là một sai lầm, nhưng tuyên bố rằng chính phủ đã có kế hoạch cho sự hội nhập của người tị nạn. Tâm trạng của Angela Merkel khá chán nản, nhưng rõ ràng bà vẫn giữ được “quyền trượng” trong tay - Vladislav Belov khẳng định.

Ông Belov nhắc lại cuộc xung đột chưa được hóa giải giữa Angela Merkel và đồng minh của bà - Thủ hiến Bavaria Horst Seehofer và là lãnh đạo của Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo.

Trước đó, ông Horst Seehofer tuyên bố sẽ từ chối hỗ trợ bà Merkel trong cuộc bầu cử vào Quốc hội Đức năm 2017, nếu bà Merkel không đưa ra giới hạn tiếp nhận người nhập cư - khoảng 200.000 người/năm. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, Angela Merkel chưa chấp nhận yêu cầu này.

“Giới hạn tương tự như vậy không giải quyết được vấn đề. Chúng tôi cần phải thể hiện để ít người đến hơn, để họ có cơ hội ở trên chính tổ quốc mình” - Angela Merkel tuyên bố trong buổi họp báo hôm 19/9.

“Kết quả của cuộc bầu cử cũng là một minh chứng rằng Angela Merkel đã vượt quá thẩm quyền của mình khi giải quyết cuộc khủng hoảng di cư năm 2015” - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn phòng Brussels Peter Kleppe nhận định trong một cuộc phỏng vấn với “Kommersant”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.